Tin hoạt động Đoàn - Hội - Đội

Tuổi trẻ Bình Thuận với phong trào hiến máu tình nguyện.

Với tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, trong nhiều năm qua, phong trào tình nguyện nói chung và phong trào hiến máu tình nguyện nói riêng đã được lực lượng đoàn viên thanh niên trong tỉnh tích cực hưởng ứng và triển khai có hiệu quả, huy động sự tham gia của đông đảo đoàn viên, thanh niên trên địa bàn.

Hằng năm, số lượng đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện đều vượt chỉ tiêu giao, cụ thể cuối năm 2014 đã hiến được 5.011/1830 đơn vị máu đạt 273,8%. Duy trì, củng cố 95 ngân hàng máu sống, vận động thanh niên hiến máu đột xuất hơn 296 đơn vị máu kịp thời cứu người trong lúc bệnh viện hết máu. Các Câu lạc bộ ngân hàng máu sống phát huy có hiệu quả, kịp thời đáp ứng nhu cầu của bệnh viện, số thanh niên gia nhập ngân hàng máu sống ngày càng đông, giảm đáng kể nhu cầu mua máu của người bán chuyên nghiệp. Qua đó, nêu cao ý nghĩa nhân văn cao đẹp của phong trào hiến máu tình nguyện, phát huy tinh thần xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng của tuổi trẻ tỉnh nhà.

Để đạt được những kết quả đó, công tác tuyên truyền, vận động trong đoàn viên, thanh niên có vai trò đặc biệt quan trọng. Điều trước tiên là để thanh niên hiểu việc hiến máu không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn có những tác dụng tích cực nhất định,  góp phần nâng cao nhận thức, giúp các bạn đoàn viên, thanh niên hiểu được ý nghĩa của việc hiến máu cứu người, lợi ích và quyền lợi của người hiến máu. Nhờ đó, các đợt phát động hiến máu tình nguyện đều đạt kết quả cao.

Đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội cũng chính là lực lượng đi đầu, nhiệt tình tham gia phong trào. Đến nay, đã có hơn 20 đồng chí cán bộ Đoàn, Hội các cấp tham gia hiến máu tình nguyện từ 15 lần trở lên. Nổi bật như, anh Nguyễn Thế Hy tại phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết với 35 lần hiến máu tình nguyện, anh Nguyễn Quốc Phan Dũng tại phường Phú Trinh, Phan Thiết với 29 lần hiến máu tình nguyện hay anh Văn Tấn Thịnh – Bí thư Đoàn trường Cao đẳng Y tế Bình Thuận với gần 20 lần hiến máu tình nguyện và còn nhiều tấm gương khác. Các anh tâm sự: “Với câu nói Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại, tôi sẵn sàng hiến máu để giúp những người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong cuộc sống”.

Đối với công tác hiến máu nhân đạo của tuổi trẻ tỉnh nhà, không chỉ dừng lại ở những cá nhân điển hình tiêu biểu mà còn phải kể đến lực lượng nòng cốt là các Ngân hàng máu sống, các câu lạc bộ hiến máu ở các địa phương, đơn vị. Vì vậy, ngay từ đầu năm 2015; Ủy ban Hội tỉnh đã thành lập Câu lạc bộ “Những giọt máu hồng – Kết nối trái tim” tỉnh Bình Thuận với hơn 20 thành viên chuyên cứu trong những trường hợp khẩn cấp.

Với vai trò xung kích trong các hoạt động vì cuộc sống cộng đồng, tuổi trẻ Bình Thuận ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong đó, để phong trào hiến máu tình nguyện không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu mà sẽ trở thành hành động, là trách nhiệm và bổn phận của mỗi đoàn viên, thanh niên trong thời gian tới.

Các cấp bộ Đoàn, Hội cần nhận thức sâu sắc hơn về hoạt động tình nguyện, thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới đoàn viên, thanh niên về ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động tình nguyện, đặc biệt là công tác hiến máu nhân đạo, không ngừng giáo dục ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, hội viên và tuổi trẻ đối với xã hội, với truyền thống đạo lý dân tộc.

Luôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thanh niên tham gia vào các câu lạc bộ, ngân hàng máu sống. Phải luôn quan tâm tới việc tuyên truyền giáo dục cho chính thanh niên tại nơi đang sinh hoạt, công tác hiểu về mục đích ý nghĩa của hoạt động tình nguyện nói chung và công tác hiến máu nhân đạo nói riêng.

Duy trì thường xuyên việc tổ chức họp mặt câu lạc bộ, qua đó giúp cho các thành viên hiểu rõ về những trách nhiệm của bản thân đối với câu lạc bộ, là dịp để đánh giá những kết quả đã làm được, thảo luận, rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện lần sau đạt hiệu quả hơn.

Trong quá trình tổ chức hoạt động của đội hình tình nguyện cần bám sát sự chỉ đạo của tổ chức Đoàn – Hội cấp trên, để kịp thời chủ động đáp ứng các nhu cầu nhiệm vụ, đồng thời giữ mối liên hệ thường xuyên với các tổ chức, đơn vị có liên quan để phát huy các nguồn lực tạo điều kiện hỗ trợ thuận lợi cho hoạt động.


Các tin khác

Các Huyện, Thị, Thành Đoàn

Tuổi trẻ Bình Thuận với phong trào hiến máu tình nguyện.

Với tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, trong nhiều năm qua, phong trào tình nguyện nói chung và phong trào hiến máu tình nguyện nói riêng đã được lực lượng đoàn viên thanh niên trong tỉnh tích cực hưởng ứng và triển khai có hiệu quả, huy động sự tham gia của đông đảo đoàn viên, thanh niên trên địa bàn.

Hằng năm, số lượng đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện đều vượt chỉ tiêu giao, cụ thể cuối năm 2014 đã hiến được 5.011/1830 đơn vị máu đạt 273,8%. Duy trì, củng cố 95 ngân hàng máu sống, vận động thanh niên hiến máu đột xuất hơn 296 đơn vị máu kịp thời cứu người trong lúc bệnh viện hết máu. Các Câu lạc bộ ngân hàng máu sống phát huy có hiệu quả, kịp thời đáp ứng nhu cầu của bệnh viện, số thanh niên gia nhập ngân hàng máu sống ngày càng đông, giảm đáng kể nhu cầu mua máu của người bán chuyên nghiệp. Qua đó, nêu cao ý nghĩa nhân văn cao đẹp của phong trào hiến máu tình nguyện, phát huy tinh thần xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng của tuổi trẻ tỉnh nhà.

Để đạt được những kết quả đó, công tác tuyên truyền, vận động trong đoàn viên, thanh niên có vai trò đặc biệt quan trọng. Điều trước tiên là để thanh niên hiểu việc hiến máu không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn có những tác dụng tích cực nhất định,  góp phần nâng cao nhận thức, giúp các bạn đoàn viên, thanh niên hiểu được ý nghĩa của việc hiến máu cứu người, lợi ích và quyền lợi của người hiến máu. Nhờ đó, các đợt phát động hiến máu tình nguyện đều đạt kết quả cao.

Đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội cũng chính là lực lượng đi đầu, nhiệt tình tham gia phong trào. Đến nay, đã có hơn 20 đồng chí cán bộ Đoàn, Hội các cấp tham gia hiến máu tình nguyện từ 15 lần trở lên. Nổi bật như, anh Nguyễn Thế Hy tại phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết với 35 lần hiến máu tình nguyện, anh Nguyễn Quốc Phan Dũng tại phường Phú Trinh, Phan Thiết với 29 lần hiến máu tình nguyện hay anh Văn Tấn Thịnh – Bí thư Đoàn trường Cao đẳng Y tế Bình Thuận với gần 20 lần hiến máu tình nguyện và còn nhiều tấm gương khác. Các anh tâm sự: “Với câu nói Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại, tôi sẵn sàng hiến máu để giúp những người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong cuộc sống”.

Đối với công tác hiến máu nhân đạo của tuổi trẻ tỉnh nhà, không chỉ dừng lại ở những cá nhân điển hình tiêu biểu mà còn phải kể đến lực lượng nòng cốt là các Ngân hàng máu sống, các câu lạc bộ hiến máu ở các địa phương, đơn vị. Vì vậy, ngay từ đầu năm 2015; Ủy ban Hội tỉnh đã thành lập Câu lạc bộ “Những giọt máu hồng – Kết nối trái tim” tỉnh Bình Thuận với hơn 20 thành viên chuyên cứu trong những trường hợp khẩn cấp.

Với vai trò xung kích trong các hoạt động vì cuộc sống cộng đồng, tuổi trẻ Bình Thuận ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong đó, để phong trào hiến máu tình nguyện không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu mà sẽ trở thành hành động, là trách nhiệm và bổn phận của mỗi đoàn viên, thanh niên trong thời gian tới.

Các cấp bộ Đoàn, Hội cần nhận thức sâu sắc hơn về hoạt động tình nguyện, thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới đoàn viên, thanh niên về ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động tình nguyện, đặc biệt là công tác hiến máu nhân đạo, không ngừng giáo dục ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, hội viên và tuổi trẻ đối với xã hội, với truyền thống đạo lý dân tộc.

Luôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thanh niên tham gia vào các câu lạc bộ, ngân hàng máu sống. Phải luôn quan tâm tới việc tuyên truyền giáo dục cho chính thanh niên tại nơi đang sinh hoạt, công tác hiểu về mục đích ý nghĩa của hoạt động tình nguyện nói chung và công tác hiến máu nhân đạo nói riêng.

Duy trì thường xuyên việc tổ chức họp mặt câu lạc bộ, qua đó giúp cho các thành viên hiểu rõ về những trách nhiệm của bản thân đối với câu lạc bộ, là dịp để đánh giá những kết quả đã làm được, thảo luận, rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện lần sau đạt hiệu quả hơn.

Trong quá trình tổ chức hoạt động của đội hình tình nguyện cần bám sát sự chỉ đạo của tổ chức Đoàn – Hội cấp trên, để kịp thời chủ động đáp ứng các nhu cầu nhiệm vụ, đồng thời giữ mối liên hệ thường xuyên với các tổ chức, đơn vị có liên quan để phát huy các nguồn lực tạo điều kiện hỗ trợ thuận lợi cho hoạt động.


Các tin khác

Đoàn Trực thuộc

Tuổi trẻ Bình Thuận với phong trào hiến máu tình nguyện.

Với tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, trong nhiều năm qua, phong trào tình nguyện nói chung và phong trào hiến máu tình nguyện nói riêng đã được lực lượng đoàn viên thanh niên trong tỉnh tích cực hưởng ứng và triển khai có hiệu quả, huy động sự tham gia của đông đảo đoàn viên, thanh niên trên địa bàn.

Hằng năm, số lượng đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện đều vượt chỉ tiêu giao, cụ thể cuối năm 2014 đã hiến được 5.011/1830 đơn vị máu đạt 273,8%. Duy trì, củng cố 95 ngân hàng máu sống, vận động thanh niên hiến máu đột xuất hơn 296 đơn vị máu kịp thời cứu người trong lúc bệnh viện hết máu. Các Câu lạc bộ ngân hàng máu sống phát huy có hiệu quả, kịp thời đáp ứng nhu cầu của bệnh viện, số thanh niên gia nhập ngân hàng máu sống ngày càng đông, giảm đáng kể nhu cầu mua máu của người bán chuyên nghiệp. Qua đó, nêu cao ý nghĩa nhân văn cao đẹp của phong trào hiến máu tình nguyện, phát huy tinh thần xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng của tuổi trẻ tỉnh nhà.

Để đạt được những kết quả đó, công tác tuyên truyền, vận động trong đoàn viên, thanh niên có vai trò đặc biệt quan trọng. Điều trước tiên là để thanh niên hiểu việc hiến máu không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn có những tác dụng tích cực nhất định,  góp phần nâng cao nhận thức, giúp các bạn đoàn viên, thanh niên hiểu được ý nghĩa của việc hiến máu cứu người, lợi ích và quyền lợi của người hiến máu. Nhờ đó, các đợt phát động hiến máu tình nguyện đều đạt kết quả cao.

Đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội cũng chính là lực lượng đi đầu, nhiệt tình tham gia phong trào. Đến nay, đã có hơn 20 đồng chí cán bộ Đoàn, Hội các cấp tham gia hiến máu tình nguyện từ 15 lần trở lên. Nổi bật như, anh Nguyễn Thế Hy tại phường Bình Hưng, thành phố Phan Thiết với 35 lần hiến máu tình nguyện, anh Nguyễn Quốc Phan Dũng tại phường Phú Trinh, Phan Thiết với 29 lần hiến máu tình nguyện hay anh Văn Tấn Thịnh – Bí thư Đoàn trường Cao đẳng Y tế Bình Thuận với gần 20 lần hiến máu tình nguyện và còn nhiều tấm gương khác. Các anh tâm sự: “Với câu nói Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại, tôi sẵn sàng hiến máu để giúp những người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong cuộc sống”.

Đối với công tác hiến máu nhân đạo của tuổi trẻ tỉnh nhà, không chỉ dừng lại ở những cá nhân điển hình tiêu biểu mà còn phải kể đến lực lượng nòng cốt là các Ngân hàng máu sống, các câu lạc bộ hiến máu ở các địa phương, đơn vị. Vì vậy, ngay từ đầu năm 2015; Ủy ban Hội tỉnh đã thành lập Câu lạc bộ “Những giọt máu hồng – Kết nối trái tim” tỉnh Bình Thuận với hơn 20 thành viên chuyên cứu trong những trường hợp khẩn cấp.

Với vai trò xung kích trong các hoạt động vì cuộc sống cộng đồng, tuổi trẻ Bình Thuận ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong đó, để phong trào hiến máu tình nguyện không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu mà sẽ trở thành hành động, là trách nhiệm và bổn phận của mỗi đoàn viên, thanh niên trong thời gian tới.

Các cấp bộ Đoàn, Hội cần nhận thức sâu sắc hơn về hoạt động tình nguyện, thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới đoàn viên, thanh niên về ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động tình nguyện, đặc biệt là công tác hiến máu nhân đạo, không ngừng giáo dục ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, hội viên và tuổi trẻ đối với xã hội, với truyền thống đạo lý dân tộc.

Luôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thanh niên tham gia vào các câu lạc bộ, ngân hàng máu sống. Phải luôn quan tâm tới việc tuyên truyền giáo dục cho chính thanh niên tại nơi đang sinh hoạt, công tác hiểu về mục đích ý nghĩa của hoạt động tình nguyện nói chung và công tác hiến máu nhân đạo nói riêng.

Duy trì thường xuyên việc tổ chức họp mặt câu lạc bộ, qua đó giúp cho các thành viên hiểu rõ về những trách nhiệm của bản thân đối với câu lạc bộ, là dịp để đánh giá những kết quả đã làm được, thảo luận, rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện lần sau đạt hiệu quả hơn.

Trong quá trình tổ chức hoạt động của đội hình tình nguyện cần bám sát sự chỉ đạo của tổ chức Đoàn – Hội cấp trên, để kịp thời chủ động đáp ứng các nhu cầu nhiệm vụ, đồng thời giữ mối liên hệ thường xuyên với các tổ chức, đơn vị có liên quan để phát huy các nguồn lực tạo điều kiện hỗ trợ thuận lợi cho hoạt động.


Các tin khác