Tin hoạt động Đoàn - Hội - Đội

50 năm phong trào “Năm xung phong “ (1965 – 2015) – Tiền đề cho phong trào “Thanh niên tình nguyện” hôm nay

Đầu năm 1965, khi đế quốc Mỹ đẩy cao chiến tranh đặc biệt ở miền Nam và điên cuồng leo thang đánh phá miền Bắc nước ta đã làm dấy lên trong thanh niên cả nước một ý chí, một quyết tâm, một tinh thần không gì ngăn cản nổi trong việc thực hiện mục tiêu chống Mỹ cứu nước. Hoà nhịp với phong trào "Ba sẵn sàng" của thanh niên miền Bắc, tại Đại hội, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam lần thứ I, từ 17 đến 26/3/1965, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã thay mặt Đảng trao nhiệm vụ cho Đại hội phát động phong trào "Năm xung phong", nội dung đó là: Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch; Xung phong tòng quân và tham gia du kích chiến tranh; Xung phong đi dân công và thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến; Xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính và Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội.

 

Phong trào “Năm xung phong” khi ấy đã trở thành phong trào chủ đạo của thanh niên cả nước nói chung và thanh niên Bình Thuận nói riêng; đã tạo nên một sức mạnh vĩ đại, động viên và hiệu triệu thanh niên miền Nam vượt mọi khó khăn gian khổ, đánh bại mọi âm mưu xâm lược của Mỹ và tay sai, quyết tâm thực hiện giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Tại Bình Thuận, phong trào “Năm xung phong” đã cuốn hút đông đảo lực lượng thanh niên, kể cả thanh niên các dân tộc cả 3 vùng trong tỉnh tham gia, thôi thúc nhiều em thiếu niên cũng tình nguyện thoát ly tòng quân. Từ trong chiến đấu, trong phong trào đấu tranh chính trị, chống địch bắt lính, tham gia dân quân du kích, dân công và trên các lĩnh vực hoạt động cách mạng đã xuất hiện nhiều nam nữ thanh niên ưu tú được bồi dưỡng phát triển lực lượng đoàn viên. Đến cuối năm 1965, tổ chức Đoàn Thanh niên Bình Thuận có 90 chi đoàn, 1.202 đoàn viên và 103 chi hội thanh niên giải phóng với 231 phân hội, 2300 hội viên. Hệ thống tổ chức Đoàn, hội đã được xây dựng từ xã đến huyện, tỉnh.

Kế thừa và tiếp nối truyền thống "Năm xung phong", các thế hệ thanh niên Việt Nam đã không ngừng nỗ lực rèn luyện, học tập và phấn đấu, thi đua, xung kích trên những tuyến đầu gian khó nhất, khắc phục hậu quả và hàn gắn vết thương chiến tranh, lập những khu kinh tế mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ phong trào “Ba xung kích”, và tiếp đó là các phong trào "Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" năm 1987; 2 phong trào lớn: "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước" vào năm 1993 đã được tuổi trẻ nhiệt liệt hưởng ứng và đi vào cuộc sống; góp phần thực hiện đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, năm 2000, Bộ Chính trị và Chính phủ quyết định là "Năm thanh niên Việt Nam”, đến nay, với các phong trào lớn như "Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", "Xung kích, tình nguyện phát triển phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc" và phong trào "Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp", đã khẳng định mục đích vừa phát huy mạnh mẽ tiềm năng của thanh niên, vừa tạo môi trường giáo dục, rèn luyện cho thanh niên, vì sự phát triển của thanh niên, của cộng đồng và đất nước; đồng thời góp phần bảo vệ, chăm lo lợi ích chính đáng của thanh niên, khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng của thanh niên và huy động các nguồn lực xã hội góp phần định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ thanh niên.

Các phong trào “Thanh niên tình nguyện” hôm nay chính là hình ảnh, là sự kế thừa của các phong trào: “Ba sẵng sàng” và “Năm xung phong” năm xưa. Phong trào "Thanh niên tình nguyện" đã thể hiện rõ nét vai trò xung kích, sáng tạo và sức trẻ của thanh niên, sẵn sàng dấn thân đến những nơi gian khó, cống hiến tuổi xuân cho đất nước, để lại ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong cộng đồng về lớp thanh niên Việt Nam của thời kỳ mới với nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng.

50 năm, sau nhiều khó khăn và thách thức, phong trào “Năm xung phong” đến nay vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại cũng như ý nghĩa giáo dục đối với thế hệ trẻ. Sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế mở ra cho thanh niên với những vận hội, thời cơ cũng như thách thức mới đang ở phía trước, đòi hỏi các cấp bộ Đoàn, cán bộ, đoàn viên, thanh niên và tuổi trẻ cả nước nói chung, tuổi trẻ Bình Thuận nói riêng phát huy tinh thần “Năm xung phong” cùng đoàn kết, thi đua học tập, rèn luyện, lao động, sáng tạo, xung kích, tình nguyện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh.

 


Các tin khác

Các Huyện, Thị, Thành Đoàn

50 năm phong trào “Năm xung phong “ (1965 – 2015) – Tiền đề cho phong trào “Thanh niên tình nguyện” hôm nay

Đầu năm 1965, khi đế quốc Mỹ đẩy cao chiến tranh đặc biệt ở miền Nam và điên cuồng leo thang đánh phá miền Bắc nước ta đã làm dấy lên trong thanh niên cả nước một ý chí, một quyết tâm, một tinh thần không gì ngăn cản nổi trong việc thực hiện mục tiêu chống Mỹ cứu nước. Hoà nhịp với phong trào "Ba sẵn sàng" của thanh niên miền Bắc, tại Đại hội, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam lần thứ I, từ 17 đến 26/3/1965, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã thay mặt Đảng trao nhiệm vụ cho Đại hội phát động phong trào "Năm xung phong", nội dung đó là: Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch; Xung phong tòng quân và tham gia du kích chiến tranh; Xung phong đi dân công và thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến; Xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính và Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội.

 

Phong trào “Năm xung phong” khi ấy đã trở thành phong trào chủ đạo của thanh niên cả nước nói chung và thanh niên Bình Thuận nói riêng; đã tạo nên một sức mạnh vĩ đại, động viên và hiệu triệu thanh niên miền Nam vượt mọi khó khăn gian khổ, đánh bại mọi âm mưu xâm lược của Mỹ và tay sai, quyết tâm thực hiện giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Tại Bình Thuận, phong trào “Năm xung phong” đã cuốn hút đông đảo lực lượng thanh niên, kể cả thanh niên các dân tộc cả 3 vùng trong tỉnh tham gia, thôi thúc nhiều em thiếu niên cũng tình nguyện thoát ly tòng quân. Từ trong chiến đấu, trong phong trào đấu tranh chính trị, chống địch bắt lính, tham gia dân quân du kích, dân công và trên các lĩnh vực hoạt động cách mạng đã xuất hiện nhiều nam nữ thanh niên ưu tú được bồi dưỡng phát triển lực lượng đoàn viên. Đến cuối năm 1965, tổ chức Đoàn Thanh niên Bình Thuận có 90 chi đoàn, 1.202 đoàn viên và 103 chi hội thanh niên giải phóng với 231 phân hội, 2300 hội viên. Hệ thống tổ chức Đoàn, hội đã được xây dựng từ xã đến huyện, tỉnh.

Kế thừa và tiếp nối truyền thống "Năm xung phong", các thế hệ thanh niên Việt Nam đã không ngừng nỗ lực rèn luyện, học tập và phấn đấu, thi đua, xung kích trên những tuyến đầu gian khó nhất, khắc phục hậu quả và hàn gắn vết thương chiến tranh, lập những khu kinh tế mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ phong trào “Ba xung kích”, và tiếp đó là các phong trào "Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" năm 1987; 2 phong trào lớn: "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước" vào năm 1993 đã được tuổi trẻ nhiệt liệt hưởng ứng và đi vào cuộc sống; góp phần thực hiện đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, năm 2000, Bộ Chính trị và Chính phủ quyết định là "Năm thanh niên Việt Nam”, đến nay, với các phong trào lớn như "Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", "Xung kích, tình nguyện phát triển phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc" và phong trào "Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp", đã khẳng định mục đích vừa phát huy mạnh mẽ tiềm năng của thanh niên, vừa tạo môi trường giáo dục, rèn luyện cho thanh niên, vì sự phát triển của thanh niên, của cộng đồng và đất nước; đồng thời góp phần bảo vệ, chăm lo lợi ích chính đáng của thanh niên, khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng của thanh niên và huy động các nguồn lực xã hội góp phần định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ thanh niên.

Các phong trào “Thanh niên tình nguyện” hôm nay chính là hình ảnh, là sự kế thừa của các phong trào: “Ba sẵng sàng” và “Năm xung phong” năm xưa. Phong trào "Thanh niên tình nguyện" đã thể hiện rõ nét vai trò xung kích, sáng tạo và sức trẻ của thanh niên, sẵn sàng dấn thân đến những nơi gian khó, cống hiến tuổi xuân cho đất nước, để lại ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong cộng đồng về lớp thanh niên Việt Nam của thời kỳ mới với nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng.

50 năm, sau nhiều khó khăn và thách thức, phong trào “Năm xung phong” đến nay vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại cũng như ý nghĩa giáo dục đối với thế hệ trẻ. Sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế mở ra cho thanh niên với những vận hội, thời cơ cũng như thách thức mới đang ở phía trước, đòi hỏi các cấp bộ Đoàn, cán bộ, đoàn viên, thanh niên và tuổi trẻ cả nước nói chung, tuổi trẻ Bình Thuận nói riêng phát huy tinh thần “Năm xung phong” cùng đoàn kết, thi đua học tập, rèn luyện, lao động, sáng tạo, xung kích, tình nguyện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh.

 


Các tin khác

Đoàn Trực thuộc

50 năm phong trào “Năm xung phong “ (1965 – 2015) – Tiền đề cho phong trào “Thanh niên tình nguyện” hôm nay

Đầu năm 1965, khi đế quốc Mỹ đẩy cao chiến tranh đặc biệt ở miền Nam và điên cuồng leo thang đánh phá miền Bắc nước ta đã làm dấy lên trong thanh niên cả nước một ý chí, một quyết tâm, một tinh thần không gì ngăn cản nổi trong việc thực hiện mục tiêu chống Mỹ cứu nước. Hoà nhịp với phong trào "Ba sẵn sàng" của thanh niên miền Bắc, tại Đại hội, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam lần thứ I, từ 17 đến 26/3/1965, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã thay mặt Đảng trao nhiệm vụ cho Đại hội phát động phong trào "Năm xung phong", nội dung đó là: Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch; Xung phong tòng quân và tham gia du kích chiến tranh; Xung phong đi dân công và thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến; Xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính và Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội.

 

Phong trào “Năm xung phong” khi ấy đã trở thành phong trào chủ đạo của thanh niên cả nước nói chung và thanh niên Bình Thuận nói riêng; đã tạo nên một sức mạnh vĩ đại, động viên và hiệu triệu thanh niên miền Nam vượt mọi khó khăn gian khổ, đánh bại mọi âm mưu xâm lược của Mỹ và tay sai, quyết tâm thực hiện giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Tại Bình Thuận, phong trào “Năm xung phong” đã cuốn hút đông đảo lực lượng thanh niên, kể cả thanh niên các dân tộc cả 3 vùng trong tỉnh tham gia, thôi thúc nhiều em thiếu niên cũng tình nguyện thoát ly tòng quân. Từ trong chiến đấu, trong phong trào đấu tranh chính trị, chống địch bắt lính, tham gia dân quân du kích, dân công và trên các lĩnh vực hoạt động cách mạng đã xuất hiện nhiều nam nữ thanh niên ưu tú được bồi dưỡng phát triển lực lượng đoàn viên. Đến cuối năm 1965, tổ chức Đoàn Thanh niên Bình Thuận có 90 chi đoàn, 1.202 đoàn viên và 103 chi hội thanh niên giải phóng với 231 phân hội, 2300 hội viên. Hệ thống tổ chức Đoàn, hội đã được xây dựng từ xã đến huyện, tỉnh.

Kế thừa và tiếp nối truyền thống "Năm xung phong", các thế hệ thanh niên Việt Nam đã không ngừng nỗ lực rèn luyện, học tập và phấn đấu, thi đua, xung kích trên những tuyến đầu gian khó nhất, khắc phục hậu quả và hàn gắn vết thương chiến tranh, lập những khu kinh tế mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ phong trào “Ba xung kích”, và tiếp đó là các phong trào "Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" năm 1987; 2 phong trào lớn: "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước" vào năm 1993 đã được tuổi trẻ nhiệt liệt hưởng ứng và đi vào cuộc sống; góp phần thực hiện đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, năm 2000, Bộ Chính trị và Chính phủ quyết định là "Năm thanh niên Việt Nam”, đến nay, với các phong trào lớn như "Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", "Xung kích, tình nguyện phát triển phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc" và phong trào "Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp", đã khẳng định mục đích vừa phát huy mạnh mẽ tiềm năng của thanh niên, vừa tạo môi trường giáo dục, rèn luyện cho thanh niên, vì sự phát triển của thanh niên, của cộng đồng và đất nước; đồng thời góp phần bảo vệ, chăm lo lợi ích chính đáng của thanh niên, khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng của thanh niên và huy động các nguồn lực xã hội góp phần định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ thanh niên.

Các phong trào “Thanh niên tình nguyện” hôm nay chính là hình ảnh, là sự kế thừa của các phong trào: “Ba sẵng sàng” và “Năm xung phong” năm xưa. Phong trào "Thanh niên tình nguyện" đã thể hiện rõ nét vai trò xung kích, sáng tạo và sức trẻ của thanh niên, sẵn sàng dấn thân đến những nơi gian khó, cống hiến tuổi xuân cho đất nước, để lại ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong cộng đồng về lớp thanh niên Việt Nam của thời kỳ mới với nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng.

50 năm, sau nhiều khó khăn và thách thức, phong trào “Năm xung phong” đến nay vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại cũng như ý nghĩa giáo dục đối với thế hệ trẻ. Sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế mở ra cho thanh niên với những vận hội, thời cơ cũng như thách thức mới đang ở phía trước, đòi hỏi các cấp bộ Đoàn, cán bộ, đoàn viên, thanh niên và tuổi trẻ cả nước nói chung, tuổi trẻ Bình Thuận nói riêng phát huy tinh thần “Năm xung phong” cùng đoàn kết, thi đua học tập, rèn luyện, lao động, sáng tạo, xung kích, tình nguyện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh.

 


Các tin khác