Tin hoạt động Đoàn - Hội - Đội

Thanh niên với phong trào lập thân, lập nghiệp

Hưởng ứng phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tỉnh đoàn đã chỉ đạo cơ sở đoàn các cấp triển khai thực hiện với nhiều chương trình, phương thức hoạt động phong phú, đa dạng. Qua đó trang bị những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho thanh niên tiến tới lập thân, lập nghiệp, như: “Tập huấn khởi sự doanh nghiệp”, “Ngày hội việc làm”, thành lập “Quỹ khởi nghiệp” và xây dựng đề án “Ươm mầm doanh nghiệp”. Tổ chức các lớp dạy nghề tại chỗ chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật gắn với giải quyết việc làm trong thanh niên nông thôn, quân nhân xuất ngũ và khai thác các nguồn vốn vay hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế gia đình.

Thông qua chương trình hoạt động của cơ sở đoàn các cấp đã hình thành nền tảng tự giác trong ý thức, tư duy của thanh niên về lập thân, lập nghiệp, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với những khó khăn, thách thức trên con đường khởi nghiệp. Không ít doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh của thanh niên đã hoạt động hiệu quả, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động và mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, kỹ năng quản lý hiện đại. Đơn cử anh Trần Tiến Dương, phường Tân An, thị xã La Gi đã vào TP Vũng Tàu vừa làm, vừa học nghề kỹ thuật khắc tên trên đá granite, cắt đá hoa cương để tích lũy vốn, đúc rút kinh nghiệm. Sau đó, anh về La Gi vay vốn ngân hàng thành lập cơ sở đá hoa cương Đại Dương, giải quyết việc làm cho 6 lao động. Hàng ngày, anh chịu khó tạo mối quan hệ, hợp đồng với các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, các khu du lịch, thánh đường giáo xứ để làm bảng hiệu bằng đá granite, khắc tên, lắp đặt đá hoa cương. Thấy hoạt động hiệu quả, anh tiếp tục đầu tư vốn mở thêm một cơ sở đá hoa cương tại xã Tân Hải, thị xã La Gi để phục vụ khách hàng ở huyện Hàm Thuận Nam, nâng tổng doanh thu của 2 cơ sở lên 100 triệu đồng/tháng, giải quyết công ăn việc làm cho 9 lao động. Bình quân mỗi năm 2 cơ sở đá hoa cương của anh thu lợi nhuận trên 250 triệu đồng và nộp thuế cho Nhà nước khoảng 20 triệu đồng. Với tính năng động, sáng tạo, anh Trần Tiến Dương được Trung ương Đoàn trao tặng danh hiệu “Người thợ trẻ giỏi” Cụm miền Đông Nam bộ. Ngoài ra, còn có mô hình sản xuất, chế biến hạt điều của thanh niên Bùi Trung Hải, xã Bình Tân, Bắc Bình; mô hình trang trại trồng cao su, tiêu, nuôi dê của thanh niên Võ Văn Hùng, xã Trà Tân, Đức Linh; mô hình nuôi thỏ Newzealand theo quy mô bán công nghiệp của thanh niên Nguyễn Hoàng Tuấn, xã Tân Xuân, Hàm Tân; mô hình dịch vụ cung cấp thiết bị điện tử của thanh niên Lê Công Thịnh, phường Phú Thủy, Phan Thiết. Hiện toàn tỉnh có khoảng 88 mô hình lập thân, lập nghiệp của thanh niên hoạt động có hiệu quả cao trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Có thể nói, công tác hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp ở tỉnh ta chủ yếu thực hiện theo chủ trương của Trung ương là chính và sự hỗ trợ tập trung vào lĩnh vực tư vấn về cơ chế, chính sách, quy trình thành lập doanh nghiệp. Hiện này còn thiếu những mô hình sáng tạo để huy động sự vào cuộc tham gia của cộng đồng doanh nghiệp thành đạt, doanh nghiệp trẻ. Đa số thanh niên muốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, làm giàu một cách nhanh chóng, nhưng lại thiếu nguồn vốn, trình độ, năng lực, kinh nghiệm và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ còn hạn chế, nên dễ thất bại trong bước đầu lập nghiệp. Các dự án lập nghiệp của thanh niên còn mang nặng tính tự phát, theo dạng phong trào, bề nổi, thiếu chiều sâu, tư tưởng còn trông chờ, ỷ lại Nhà nước và thiếu sự kết nối, liên kết, tạo nền tảng phát triển sâu rộng trong các tầng lớp thanh niên. Từ những vấn đề trên các cấp, các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp trong tỉnh cần phối hợp, có trách nhiệm tạo động lực, ươm mầm tài năng, nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh mới của thanh niên hoạt động có hiệu quả. Cần rút ngắn thời gian, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và có các hình thức hỗ trợ cho thanh niên vay vốn để lập thân, lập nghiệp.

 


Các tin khác

TIN CÁC ĐOÀN TRỰC THUỘC

Thanh niên với phong trào lập thân, lập nghiệp

Hưởng ứng phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tỉnh đoàn đã chỉ đạo cơ sở đoàn các cấp triển khai thực hiện với nhiều chương trình, phương thức hoạt động phong phú, đa dạng. Qua đó trang bị những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho thanh niên tiến tới lập thân, lập nghiệp, như: “Tập huấn khởi sự doanh nghiệp”, “Ngày hội việc làm”, thành lập “Quỹ khởi nghiệp” và xây dựng đề án “Ươm mầm doanh nghiệp”. Tổ chức các lớp dạy nghề tại chỗ chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật gắn với giải quyết việc làm trong thanh niên nông thôn, quân nhân xuất ngũ và khai thác các nguồn vốn vay hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế gia đình.

Thông qua chương trình hoạt động của cơ sở đoàn các cấp đã hình thành nền tảng tự giác trong ý thức, tư duy của thanh niên về lập thân, lập nghiệp, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với những khó khăn, thách thức trên con đường khởi nghiệp. Không ít doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh của thanh niên đã hoạt động hiệu quả, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động và mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, kỹ năng quản lý hiện đại. Đơn cử anh Trần Tiến Dương, phường Tân An, thị xã La Gi đã vào TP Vũng Tàu vừa làm, vừa học nghề kỹ thuật khắc tên trên đá granite, cắt đá hoa cương để tích lũy vốn, đúc rút kinh nghiệm. Sau đó, anh về La Gi vay vốn ngân hàng thành lập cơ sở đá hoa cương Đại Dương, giải quyết việc làm cho 6 lao động. Hàng ngày, anh chịu khó tạo mối quan hệ, hợp đồng với các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, các khu du lịch, thánh đường giáo xứ để làm bảng hiệu bằng đá granite, khắc tên, lắp đặt đá hoa cương. Thấy hoạt động hiệu quả, anh tiếp tục đầu tư vốn mở thêm một cơ sở đá hoa cương tại xã Tân Hải, thị xã La Gi để phục vụ khách hàng ở huyện Hàm Thuận Nam, nâng tổng doanh thu của 2 cơ sở lên 100 triệu đồng/tháng, giải quyết công ăn việc làm cho 9 lao động. Bình quân mỗi năm 2 cơ sở đá hoa cương của anh thu lợi nhuận trên 250 triệu đồng và nộp thuế cho Nhà nước khoảng 20 triệu đồng. Với tính năng động, sáng tạo, anh Trần Tiến Dương được Trung ương Đoàn trao tặng danh hiệu “Người thợ trẻ giỏi” Cụm miền Đông Nam bộ. Ngoài ra, còn có mô hình sản xuất, chế biến hạt điều của thanh niên Bùi Trung Hải, xã Bình Tân, Bắc Bình; mô hình trang trại trồng cao su, tiêu, nuôi dê của thanh niên Võ Văn Hùng, xã Trà Tân, Đức Linh; mô hình nuôi thỏ Newzealand theo quy mô bán công nghiệp của thanh niên Nguyễn Hoàng Tuấn, xã Tân Xuân, Hàm Tân; mô hình dịch vụ cung cấp thiết bị điện tử của thanh niên Lê Công Thịnh, phường Phú Thủy, Phan Thiết. Hiện toàn tỉnh có khoảng 88 mô hình lập thân, lập nghiệp của thanh niên hoạt động có hiệu quả cao trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Có thể nói, công tác hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp ở tỉnh ta chủ yếu thực hiện theo chủ trương của Trung ương là chính và sự hỗ trợ tập trung vào lĩnh vực tư vấn về cơ chế, chính sách, quy trình thành lập doanh nghiệp. Hiện này còn thiếu những mô hình sáng tạo để huy động sự vào cuộc tham gia của cộng đồng doanh nghiệp thành đạt, doanh nghiệp trẻ. Đa số thanh niên muốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, làm giàu một cách nhanh chóng, nhưng lại thiếu nguồn vốn, trình độ, năng lực, kinh nghiệm và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ còn hạn chế, nên dễ thất bại trong bước đầu lập nghiệp. Các dự án lập nghiệp của thanh niên còn mang nặng tính tự phát, theo dạng phong trào, bề nổi, thiếu chiều sâu, tư tưởng còn trông chờ, ỷ lại Nhà nước và thiếu sự kết nối, liên kết, tạo nền tảng phát triển sâu rộng trong các tầng lớp thanh niên. Từ những vấn đề trên các cấp, các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp trong tỉnh cần phối hợp, có trách nhiệm tạo động lực, ươm mầm tài năng, nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh mới của thanh niên hoạt động có hiệu quả. Cần rút ngắn thời gian, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và có các hình thức hỗ trợ cho thanh niên vay vốn để lập thân, lập nghiệp.

 


Các tin khác

Các Huyện, Thị, Thành Đoàn

Thanh niên với phong trào lập thân, lập nghiệp

Hưởng ứng phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tỉnh đoàn đã chỉ đạo cơ sở đoàn các cấp triển khai thực hiện với nhiều chương trình, phương thức hoạt động phong phú, đa dạng. Qua đó trang bị những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho thanh niên tiến tới lập thân, lập nghiệp, như: “Tập huấn khởi sự doanh nghiệp”, “Ngày hội việc làm”, thành lập “Quỹ khởi nghiệp” và xây dựng đề án “Ươm mầm doanh nghiệp”. Tổ chức các lớp dạy nghề tại chỗ chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật gắn với giải quyết việc làm trong thanh niên nông thôn, quân nhân xuất ngũ và khai thác các nguồn vốn vay hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế gia đình.

Thông qua chương trình hoạt động của cơ sở đoàn các cấp đã hình thành nền tảng tự giác trong ý thức, tư duy của thanh niên về lập thân, lập nghiệp, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với những khó khăn, thách thức trên con đường khởi nghiệp. Không ít doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh của thanh niên đã hoạt động hiệu quả, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động và mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, kỹ năng quản lý hiện đại. Đơn cử anh Trần Tiến Dương, phường Tân An, thị xã La Gi đã vào TP Vũng Tàu vừa làm, vừa học nghề kỹ thuật khắc tên trên đá granite, cắt đá hoa cương để tích lũy vốn, đúc rút kinh nghiệm. Sau đó, anh về La Gi vay vốn ngân hàng thành lập cơ sở đá hoa cương Đại Dương, giải quyết việc làm cho 6 lao động. Hàng ngày, anh chịu khó tạo mối quan hệ, hợp đồng với các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, các khu du lịch, thánh đường giáo xứ để làm bảng hiệu bằng đá granite, khắc tên, lắp đặt đá hoa cương. Thấy hoạt động hiệu quả, anh tiếp tục đầu tư vốn mở thêm một cơ sở đá hoa cương tại xã Tân Hải, thị xã La Gi để phục vụ khách hàng ở huyện Hàm Thuận Nam, nâng tổng doanh thu của 2 cơ sở lên 100 triệu đồng/tháng, giải quyết công ăn việc làm cho 9 lao động. Bình quân mỗi năm 2 cơ sở đá hoa cương của anh thu lợi nhuận trên 250 triệu đồng và nộp thuế cho Nhà nước khoảng 20 triệu đồng. Với tính năng động, sáng tạo, anh Trần Tiến Dương được Trung ương Đoàn trao tặng danh hiệu “Người thợ trẻ giỏi” Cụm miền Đông Nam bộ. Ngoài ra, còn có mô hình sản xuất, chế biến hạt điều của thanh niên Bùi Trung Hải, xã Bình Tân, Bắc Bình; mô hình trang trại trồng cao su, tiêu, nuôi dê của thanh niên Võ Văn Hùng, xã Trà Tân, Đức Linh; mô hình nuôi thỏ Newzealand theo quy mô bán công nghiệp của thanh niên Nguyễn Hoàng Tuấn, xã Tân Xuân, Hàm Tân; mô hình dịch vụ cung cấp thiết bị điện tử của thanh niên Lê Công Thịnh, phường Phú Thủy, Phan Thiết. Hiện toàn tỉnh có khoảng 88 mô hình lập thân, lập nghiệp của thanh niên hoạt động có hiệu quả cao trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Có thể nói, công tác hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp ở tỉnh ta chủ yếu thực hiện theo chủ trương của Trung ương là chính và sự hỗ trợ tập trung vào lĩnh vực tư vấn về cơ chế, chính sách, quy trình thành lập doanh nghiệp. Hiện này còn thiếu những mô hình sáng tạo để huy động sự vào cuộc tham gia của cộng đồng doanh nghiệp thành đạt, doanh nghiệp trẻ. Đa số thanh niên muốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, làm giàu một cách nhanh chóng, nhưng lại thiếu nguồn vốn, trình độ, năng lực, kinh nghiệm và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ còn hạn chế, nên dễ thất bại trong bước đầu lập nghiệp. Các dự án lập nghiệp của thanh niên còn mang nặng tính tự phát, theo dạng phong trào, bề nổi, thiếu chiều sâu, tư tưởng còn trông chờ, ỷ lại Nhà nước và thiếu sự kết nối, liên kết, tạo nền tảng phát triển sâu rộng trong các tầng lớp thanh niên. Từ những vấn đề trên các cấp, các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp trong tỉnh cần phối hợp, có trách nhiệm tạo động lực, ươm mầm tài năng, nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh mới của thanh niên hoạt động có hiệu quả. Cần rút ngắn thời gian, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và có các hình thức hỗ trợ cho thanh niên vay vốn để lập thân, lập nghiệp.

 


Các tin khác