Tin hoạt động Đoàn - Hội - Đội

Lê Việt Kỳ - Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Sinh năm 1987, Lê Việt Kỳ  được biết đến là một đoàn viên năng nổ, luôn đi đầu trong phong trào Đoàn và là chàng trai có niềm đam mê trong nghiên cứu khoa học với bằng khen liên hoan “Festival sáng tạo trẻ toàn quốc lần thứ V/2012”, danh hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cụm miền Đông Nam bộ”, bằng khen UBND tỉnh trong phong trào thi đua yêu nước 2012 - 2013.

Khác với vẻ ngoài chững chạc, tri thức, Lê Việt Kỳ khá cởi mở, vui tính khi trò chuyện về công việc và các hoạt động Đoàn. “Ngay khi còn là sinh viên, tôi đã tham gia nghiên cứu trồng nấm và như một cơ duyên, năm 2009 khi về nhận công tác tại Phòng Công nghệ sinh học (Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận) lại được tiếp tục thỏa đam mê với loài cây này”, Lê Việt Kỳ mở đầu câu chuyện khi được hỏi về công việc trong những năm qua. Trong số các đề tài đã thực hiện, để lại ấn tượng nhất với Kỳ là khi làm chủ nhiệm mô hình liên kết trồng nấm linh chi, nấm rơm và sản xuất phân hữu cơ từ giá thể trồng nấm ở Tánh Linh năm 2013 - 2014.

Vào thời điểm đó, ở Tánh Linh không có hộ dân nào mạnh dạn trồng nấm linh chi, mà chỉ biết đến loài này từ một số mô hình ở huyện Đức Linh. Vì thế ngoài việc trình bày về cách thực hiện, tính hiệu quả trong kinh tế và môi trường, Kỳ còn hướng dẫn tận tình người dân cách tận dụng nguồn mạt cưa sau khi thu hoạch nấm linh chi để trồng tiếp nấm rơm, thay vì tập trung đốt hay vứt bỏ như một số nơi... và một hộ ở thị trấn Lạc Tánh đã đồng ý thử nghiệm trên diện tích 40m2, với 2.000 bịch. Kết quả đánh giá từ hộ gia đình cho thấy, sau 5 tháng thu hoạch nấm linh chi, nấm rơm từ giá thể trồng nấm, ngoài nguồn thu nấm linh chi vẫn đạt giá trị cao, tai to, ít sâu bệnh, còn cho nguồn thu từ nấm rơm trồng trên mạt cưa cao hơn trồng trên rơm từ 5 - 7%, trong khi kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian, có thể tận dụng lao động nhàn rỗi, lao động phụ trong gia đình. Ngoài ra sau khi kết thúc vụ trồng nấm rơm, mạt cưa lúc này đã được phân hủy rất nhiều, nguồn nguyên liệu này có thể sử dụng để làm phân hữu cơ. Như vậy so với trước kia phát triển riêng lẻ từng sản phẩm, thì việc phát triển nhiều sản phẩm khác nhau từ nguồn mạt cưa đem lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần, giúp người dân có thêm nhiều động lực phát triển nghề trồng nấm, góp phần đa dạng hóa các ngành nghề nông thôn. Điều đặc biệt là hiện có nhiều người dân trên địa bàn huyện đã bắt đầu quan tâm, mong muốn phát triển nghề trồng nấm.

Là ủy viên Ban chấp hành Đoàn Sở Khoa học và Công nghệ, Lê Việt Kỳ năng nổ trong các phong trào. Thấm nhuần lời dạy của Bác “Thanh niên cần phải làm đầu tàu, gương mẫu trong phong trào thi đua yêu nước. Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, vì thế tuổi trẻ cần ra sức rèn luyện, học tập nâng cao mọi mặt trình độ, kiến thức, làm chủ khoa học công nghệ, trau dồi, tu dưỡng đạo đức cách mạng, trở thành những người “vừa hồng vừa chuyên” và có trách nhiệm với cộng đồng. Kỳ đã cùng với Ban chấp hành chi đoàn tạo ra các sân chơi bổ ích cho đoàn viên thanh niên, kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn; xung kích trong các phong trào tình nguyện, uống nước nhớ nguồn...

Hiện chàng trai 8X này đang tiếp tục nghiên cứu tìm các giống nấm mới phù hợp với điều kiện khí hậu ở Bình Thuận, mang lại thu nhập cao cho người nông dân, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm từ nấm linh chi. Hy vọng với ước mơ và khát vọng của tuổi trẻ, Lê Việt Kỳ sẽ thành công hơn nữa trong công việc và xứng đáng là thanh niên tiêu biểu trong phong trào học tập và làm theo lời Bác.


Các tin khác

TIN CÁC ĐOÀN TRỰC THUỘC

Lê Việt Kỳ - Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Sinh năm 1987, Lê Việt Kỳ  được biết đến là một đoàn viên năng nổ, luôn đi đầu trong phong trào Đoàn và là chàng trai có niềm đam mê trong nghiên cứu khoa học với bằng khen liên hoan “Festival sáng tạo trẻ toàn quốc lần thứ V/2012”, danh hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cụm miền Đông Nam bộ”, bằng khen UBND tỉnh trong phong trào thi đua yêu nước 2012 - 2013.

Khác với vẻ ngoài chững chạc, tri thức, Lê Việt Kỳ khá cởi mở, vui tính khi trò chuyện về công việc và các hoạt động Đoàn. “Ngay khi còn là sinh viên, tôi đã tham gia nghiên cứu trồng nấm và như một cơ duyên, năm 2009 khi về nhận công tác tại Phòng Công nghệ sinh học (Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận) lại được tiếp tục thỏa đam mê với loài cây này”, Lê Việt Kỳ mở đầu câu chuyện khi được hỏi về công việc trong những năm qua. Trong số các đề tài đã thực hiện, để lại ấn tượng nhất với Kỳ là khi làm chủ nhiệm mô hình liên kết trồng nấm linh chi, nấm rơm và sản xuất phân hữu cơ từ giá thể trồng nấm ở Tánh Linh năm 2013 - 2014.

Vào thời điểm đó, ở Tánh Linh không có hộ dân nào mạnh dạn trồng nấm linh chi, mà chỉ biết đến loài này từ một số mô hình ở huyện Đức Linh. Vì thế ngoài việc trình bày về cách thực hiện, tính hiệu quả trong kinh tế và môi trường, Kỳ còn hướng dẫn tận tình người dân cách tận dụng nguồn mạt cưa sau khi thu hoạch nấm linh chi để trồng tiếp nấm rơm, thay vì tập trung đốt hay vứt bỏ như một số nơi... và một hộ ở thị trấn Lạc Tánh đã đồng ý thử nghiệm trên diện tích 40m2, với 2.000 bịch. Kết quả đánh giá từ hộ gia đình cho thấy, sau 5 tháng thu hoạch nấm linh chi, nấm rơm từ giá thể trồng nấm, ngoài nguồn thu nấm linh chi vẫn đạt giá trị cao, tai to, ít sâu bệnh, còn cho nguồn thu từ nấm rơm trồng trên mạt cưa cao hơn trồng trên rơm từ 5 - 7%, trong khi kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian, có thể tận dụng lao động nhàn rỗi, lao động phụ trong gia đình. Ngoài ra sau khi kết thúc vụ trồng nấm rơm, mạt cưa lúc này đã được phân hủy rất nhiều, nguồn nguyên liệu này có thể sử dụng để làm phân hữu cơ. Như vậy so với trước kia phát triển riêng lẻ từng sản phẩm, thì việc phát triển nhiều sản phẩm khác nhau từ nguồn mạt cưa đem lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần, giúp người dân có thêm nhiều động lực phát triển nghề trồng nấm, góp phần đa dạng hóa các ngành nghề nông thôn. Điều đặc biệt là hiện có nhiều người dân trên địa bàn huyện đã bắt đầu quan tâm, mong muốn phát triển nghề trồng nấm.

Là ủy viên Ban chấp hành Đoàn Sở Khoa học và Công nghệ, Lê Việt Kỳ năng nổ trong các phong trào. Thấm nhuần lời dạy của Bác “Thanh niên cần phải làm đầu tàu, gương mẫu trong phong trào thi đua yêu nước. Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, vì thế tuổi trẻ cần ra sức rèn luyện, học tập nâng cao mọi mặt trình độ, kiến thức, làm chủ khoa học công nghệ, trau dồi, tu dưỡng đạo đức cách mạng, trở thành những người “vừa hồng vừa chuyên” và có trách nhiệm với cộng đồng. Kỳ đã cùng với Ban chấp hành chi đoàn tạo ra các sân chơi bổ ích cho đoàn viên thanh niên, kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn; xung kích trong các phong trào tình nguyện, uống nước nhớ nguồn...

Hiện chàng trai 8X này đang tiếp tục nghiên cứu tìm các giống nấm mới phù hợp với điều kiện khí hậu ở Bình Thuận, mang lại thu nhập cao cho người nông dân, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm từ nấm linh chi. Hy vọng với ước mơ và khát vọng của tuổi trẻ, Lê Việt Kỳ sẽ thành công hơn nữa trong công việc và xứng đáng là thanh niên tiêu biểu trong phong trào học tập và làm theo lời Bác.


Các tin khác

Các Huyện, Thị, Thành Đoàn

Lê Việt Kỳ - Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Sinh năm 1987, Lê Việt Kỳ  được biết đến là một đoàn viên năng nổ, luôn đi đầu trong phong trào Đoàn và là chàng trai có niềm đam mê trong nghiên cứu khoa học với bằng khen liên hoan “Festival sáng tạo trẻ toàn quốc lần thứ V/2012”, danh hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cụm miền Đông Nam bộ”, bằng khen UBND tỉnh trong phong trào thi đua yêu nước 2012 - 2013.

Khác với vẻ ngoài chững chạc, tri thức, Lê Việt Kỳ khá cởi mở, vui tính khi trò chuyện về công việc và các hoạt động Đoàn. “Ngay khi còn là sinh viên, tôi đã tham gia nghiên cứu trồng nấm và như một cơ duyên, năm 2009 khi về nhận công tác tại Phòng Công nghệ sinh học (Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận) lại được tiếp tục thỏa đam mê với loài cây này”, Lê Việt Kỳ mở đầu câu chuyện khi được hỏi về công việc trong những năm qua. Trong số các đề tài đã thực hiện, để lại ấn tượng nhất với Kỳ là khi làm chủ nhiệm mô hình liên kết trồng nấm linh chi, nấm rơm và sản xuất phân hữu cơ từ giá thể trồng nấm ở Tánh Linh năm 2013 - 2014.

Vào thời điểm đó, ở Tánh Linh không có hộ dân nào mạnh dạn trồng nấm linh chi, mà chỉ biết đến loài này từ một số mô hình ở huyện Đức Linh. Vì thế ngoài việc trình bày về cách thực hiện, tính hiệu quả trong kinh tế và môi trường, Kỳ còn hướng dẫn tận tình người dân cách tận dụng nguồn mạt cưa sau khi thu hoạch nấm linh chi để trồng tiếp nấm rơm, thay vì tập trung đốt hay vứt bỏ như một số nơi... và một hộ ở thị trấn Lạc Tánh đã đồng ý thử nghiệm trên diện tích 40m2, với 2.000 bịch. Kết quả đánh giá từ hộ gia đình cho thấy, sau 5 tháng thu hoạch nấm linh chi, nấm rơm từ giá thể trồng nấm, ngoài nguồn thu nấm linh chi vẫn đạt giá trị cao, tai to, ít sâu bệnh, còn cho nguồn thu từ nấm rơm trồng trên mạt cưa cao hơn trồng trên rơm từ 5 - 7%, trong khi kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian, có thể tận dụng lao động nhàn rỗi, lao động phụ trong gia đình. Ngoài ra sau khi kết thúc vụ trồng nấm rơm, mạt cưa lúc này đã được phân hủy rất nhiều, nguồn nguyên liệu này có thể sử dụng để làm phân hữu cơ. Như vậy so với trước kia phát triển riêng lẻ từng sản phẩm, thì việc phát triển nhiều sản phẩm khác nhau từ nguồn mạt cưa đem lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần, giúp người dân có thêm nhiều động lực phát triển nghề trồng nấm, góp phần đa dạng hóa các ngành nghề nông thôn. Điều đặc biệt là hiện có nhiều người dân trên địa bàn huyện đã bắt đầu quan tâm, mong muốn phát triển nghề trồng nấm.

Là ủy viên Ban chấp hành Đoàn Sở Khoa học và Công nghệ, Lê Việt Kỳ năng nổ trong các phong trào. Thấm nhuần lời dạy của Bác “Thanh niên cần phải làm đầu tàu, gương mẫu trong phong trào thi đua yêu nước. Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, vì thế tuổi trẻ cần ra sức rèn luyện, học tập nâng cao mọi mặt trình độ, kiến thức, làm chủ khoa học công nghệ, trau dồi, tu dưỡng đạo đức cách mạng, trở thành những người “vừa hồng vừa chuyên” và có trách nhiệm với cộng đồng. Kỳ đã cùng với Ban chấp hành chi đoàn tạo ra các sân chơi bổ ích cho đoàn viên thanh niên, kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn; xung kích trong các phong trào tình nguyện, uống nước nhớ nguồn...

Hiện chàng trai 8X này đang tiếp tục nghiên cứu tìm các giống nấm mới phù hợp với điều kiện khí hậu ở Bình Thuận, mang lại thu nhập cao cho người nông dân, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm từ nấm linh chi. Hy vọng với ước mơ và khát vọng của tuổi trẻ, Lê Việt Kỳ sẽ thành công hơn nữa trong công việc và xứng đáng là thanh niên tiêu biểu trong phong trào học tập và làm theo lời Bác.


Các tin khác