Tin hoạt động Đoàn - Hội - Đội

Hội thảo “Thanh niên học nghề - Lập nghiệp” tỉnh Bình Thuận năm 2013

  • /
  • 29.5.2013 - 16:57

Chiều 28/5, tại UBND huyện Bắc Bình, Tỉnh Đoàn - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội thảo “Thanh niên học nghề - Lập nghiệp” năm 2013.

Đồng chí Mai Văn Anh – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phát biểu tại Hội thảo

Tại buổi Hội thảo, hơn 100 đại biểu đại diện cho Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, trung tâm dạy nghề, cán bộ Đoàn và đoàn viên thanh niên của các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc đã đánh giá thực trạng công tác tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên trên địa bàn các huyện hiện nay, đặc biệt là với thanh niên tại địa bàn nông thôn. Có thể nói rằng, đây là địa bàn hết sức quan trọng, là nơi được triển khai nhiều mảng hoạt động quan trọng của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. 

Các đại biểu sôi nổi thảo luận về vấn đề việc làm sau học nghề

Trong thời gian qua, công tác  tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) của các cấp bộ Đoàn luôn bám sát vào phong trào lớn của Đoàn là “Xung kích phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc”, “Đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp” và phong trào “Tuổi trẻ Bình Thuận chung tay xây dựng nông thôn mới “để từ đó tham mưu cho các cấp uỷ đảng, chính quyền triển khai các hoạt động thiết thực, bổ ích nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội được học tập nâng cao trình độ, tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân và gia đình. 

Từ năm 2010, thực hiện quyết định 103 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015”, theo đó Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức tuyên truyền hướng nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm, dạy nghề, giáo dục định hướng, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động. Thời gian qua, Tỉnh Đoàn đã thực hiện tương đối tốt các chỉ tiêu về đào tạo nghề được UBND tỉnh giao thực hiện, thường xuyên phối hợp với các Huyện, Thị, Thành Đoàn trên địa bàn tỉnh để đổi mới các hình thức tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh niên trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Chính vì vậy, việc đào tạo nghề cho thanh niên ngày càng đi vào chiều sâu và theo hướng trọng điểm.

Đánh giá công tác tư vấn, hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn hiện nay còn gặp khá nhiều khó khăn, trong đó tập trung vào những mặt là: số lượng thanh niên luôn biến động do thường xuyên đi làm ăn xa, vì vậy khả năng nắm bắt nhu cầu của thanh niên là rất khó khăn. Mặt trái cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế toàn cầu làm thay đổi suy nghĩ không chỉ của thanh niên, mà còn của các bậc phụ huynh về học nghề, tìm kiếm việc làm theo hướng tiêu cực. Việc định hướng nghề nghiệp và việc làm còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả; một số trường dạy nghề, các sở, ban, ngành còn gặp khó khăn trong việc thu hút thanh niên tham gia theo học; chưa có giải pháp, cơ chế thực sự hữu hiệu để giải quyết việc làm, đáp ứng được nhu cầu cho học viên sau đào tạo. Nguồn vốn vay uỷ thác, vốn vay ưu đãi dành cho thanh niên để phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm còn chưa nhiều, khó khăn…

Bên cạnh đó các đại biểu dự Hội thảo, đặc biệt là các đại diện của các cơ sở Đoàn tham dự đã kiến nghị, đề xuất nhiều ý kiến nhằm đưa các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, tồn tại trong thời gian tới như: cung cấp thông tin về đào tạo và việc làm nhằm duy trì thường xuyên nguồn thông tin chính thống ổn định, lâu dài về các loại hình đào tạo và việc làm; Sở Lao động, thương binh và Xã hội, Tỉnh Đoàn cần nghiên cứu, khảo sát một số thị trường xuất khẩu lao động hấp dẫn thanh niên như: Nhật Bản, Hàn Quốc,… hiện nay còn khá hạn chế số lượng thanh niên đi xuất khẩu lao động; nguồn vốn vay cho thanh niên hiện còn hạn chế. Cần thường xuyên mở các hội nghị tư vấn, gặp gỡ giữa doanh nghiệp với tổ chức Đoàn ở cơ sở và thanh niên để kịp thời đối thoại, trao đổi thông tin cụ thể, chính thống. Cần làm điểm các mô hình về tuyên truyền, tư vấn để nhân rộng trong các cơ sở Đoàn. Các cấp, các ngành cần siết chặt các biện pháp về quản lý nhà nước để thường xuyên kiểm tra các thông tin về các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động bảo rằng đó là các doanh nghiệp có uy tín, tin cậy giúp thanh niên yên tâm khi đăng ký tham gia tuyển dụng lao động. Tổ chức Đoàn các cấp cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa chức năng của mình trong việc đại diện để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho thanh niên khi tham gia tuyển sinh, tuyển dụng. Cần tạo được cơ chế ràng buộc giữa doanh nghiệp, nhà trường với người lao động trong liên hệ giải quyết việc làm sau đào tạo. 

Nhằm hướng tới giải quyết việc làm ổn định và mang tính bền vững cho thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn hiện, đồng chí Mai Văn Anh – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nhấn mạnh: “Để thanh niên nói riêng tiếp cận được với đào tạo nghề và có công việc ổn định, với tư cách là người làm công tác quản lý nhà nước về lao động, dạy nghề và việc làm sẽ tiếp tục tham mưu đến các cấp lãnh đạo để tìm hướng giải quyết. Trước mắt, thông qua Trung tâm giới thiệu việc làm của Sở sẽ tiếp tục tác động để thường xuyên tổ chức chợ việc làm giúp các bạn thanh niên được tiếp cận với những nhu cầu việc làm của các doanh nghiệp để tìm kiếm việc làm. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp đoàn viên thanh niên được tiếp cận với những chính sách của Nhà nước và của tỉnh về lao động và việc làm từ đó giúp thanh niên “ly nông” mà không “ly hương” một cách bền vững”.

Ngọc Hoan


  • |
  • 1112
  • |

Các tin khác

TIN CÁC ĐOÀN TRỰC THUỘC

Hội thảo “Thanh niên học nghề - Lập nghiệp” tỉnh Bình Thuận năm 2013

  • /
  • 29.5.2013 - 16:57

Chiều 28/5, tại UBND huyện Bắc Bình, Tỉnh Đoàn - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội thảo “Thanh niên học nghề - Lập nghiệp” năm 2013.

Đồng chí Mai Văn Anh – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phát biểu tại Hội thảo

Tại buổi Hội thảo, hơn 100 đại biểu đại diện cho Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, trung tâm dạy nghề, cán bộ Đoàn và đoàn viên thanh niên của các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc đã đánh giá thực trạng công tác tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên trên địa bàn các huyện hiện nay, đặc biệt là với thanh niên tại địa bàn nông thôn. Có thể nói rằng, đây là địa bàn hết sức quan trọng, là nơi được triển khai nhiều mảng hoạt động quan trọng của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. 

Các đại biểu sôi nổi thảo luận về vấn đề việc làm sau học nghề

Trong thời gian qua, công tác  tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) của các cấp bộ Đoàn luôn bám sát vào phong trào lớn của Đoàn là “Xung kích phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc”, “Đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp” và phong trào “Tuổi trẻ Bình Thuận chung tay xây dựng nông thôn mới “để từ đó tham mưu cho các cấp uỷ đảng, chính quyền triển khai các hoạt động thiết thực, bổ ích nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội được học tập nâng cao trình độ, tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân và gia đình. 

Từ năm 2010, thực hiện quyết định 103 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015”, theo đó Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức tuyên truyền hướng nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm, dạy nghề, giáo dục định hướng, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động. Thời gian qua, Tỉnh Đoàn đã thực hiện tương đối tốt các chỉ tiêu về đào tạo nghề được UBND tỉnh giao thực hiện, thường xuyên phối hợp với các Huyện, Thị, Thành Đoàn trên địa bàn tỉnh để đổi mới các hình thức tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh niên trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Chính vì vậy, việc đào tạo nghề cho thanh niên ngày càng đi vào chiều sâu và theo hướng trọng điểm.

Đánh giá công tác tư vấn, hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn hiện nay còn gặp khá nhiều khó khăn, trong đó tập trung vào những mặt là: số lượng thanh niên luôn biến động do thường xuyên đi làm ăn xa, vì vậy khả năng nắm bắt nhu cầu của thanh niên là rất khó khăn. Mặt trái cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế toàn cầu làm thay đổi suy nghĩ không chỉ của thanh niên, mà còn của các bậc phụ huynh về học nghề, tìm kiếm việc làm theo hướng tiêu cực. Việc định hướng nghề nghiệp và việc làm còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả; một số trường dạy nghề, các sở, ban, ngành còn gặp khó khăn trong việc thu hút thanh niên tham gia theo học; chưa có giải pháp, cơ chế thực sự hữu hiệu để giải quyết việc làm, đáp ứng được nhu cầu cho học viên sau đào tạo. Nguồn vốn vay uỷ thác, vốn vay ưu đãi dành cho thanh niên để phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm còn chưa nhiều, khó khăn…

Bên cạnh đó các đại biểu dự Hội thảo, đặc biệt là các đại diện của các cơ sở Đoàn tham dự đã kiến nghị, đề xuất nhiều ý kiến nhằm đưa các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, tồn tại trong thời gian tới như: cung cấp thông tin về đào tạo và việc làm nhằm duy trì thường xuyên nguồn thông tin chính thống ổn định, lâu dài về các loại hình đào tạo và việc làm; Sở Lao động, thương binh và Xã hội, Tỉnh Đoàn cần nghiên cứu, khảo sát một số thị trường xuất khẩu lao động hấp dẫn thanh niên như: Nhật Bản, Hàn Quốc,… hiện nay còn khá hạn chế số lượng thanh niên đi xuất khẩu lao động; nguồn vốn vay cho thanh niên hiện còn hạn chế. Cần thường xuyên mở các hội nghị tư vấn, gặp gỡ giữa doanh nghiệp với tổ chức Đoàn ở cơ sở và thanh niên để kịp thời đối thoại, trao đổi thông tin cụ thể, chính thống. Cần làm điểm các mô hình về tuyên truyền, tư vấn để nhân rộng trong các cơ sở Đoàn. Các cấp, các ngành cần siết chặt các biện pháp về quản lý nhà nước để thường xuyên kiểm tra các thông tin về các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động bảo rằng đó là các doanh nghiệp có uy tín, tin cậy giúp thanh niên yên tâm khi đăng ký tham gia tuyển dụng lao động. Tổ chức Đoàn các cấp cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa chức năng của mình trong việc đại diện để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho thanh niên khi tham gia tuyển sinh, tuyển dụng. Cần tạo được cơ chế ràng buộc giữa doanh nghiệp, nhà trường với người lao động trong liên hệ giải quyết việc làm sau đào tạo. 

Nhằm hướng tới giải quyết việc làm ổn định và mang tính bền vững cho thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn hiện, đồng chí Mai Văn Anh – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nhấn mạnh: “Để thanh niên nói riêng tiếp cận được với đào tạo nghề và có công việc ổn định, với tư cách là người làm công tác quản lý nhà nước về lao động, dạy nghề và việc làm sẽ tiếp tục tham mưu đến các cấp lãnh đạo để tìm hướng giải quyết. Trước mắt, thông qua Trung tâm giới thiệu việc làm của Sở sẽ tiếp tục tác động để thường xuyên tổ chức chợ việc làm giúp các bạn thanh niên được tiếp cận với những nhu cầu việc làm của các doanh nghiệp để tìm kiếm việc làm. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp đoàn viên thanh niên được tiếp cận với những chính sách của Nhà nước và của tỉnh về lao động và việc làm từ đó giúp thanh niên “ly nông” mà không “ly hương” một cách bền vững”.

Ngọc Hoan


  • |
  • 1113
  • |

Các tin khác

Các Huyện, Thị, Thành Đoàn

Hội thảo “Thanh niên học nghề - Lập nghiệp” tỉnh Bình Thuận năm 2013

  • /
  • 29.5.2013 - 16:57

Chiều 28/5, tại UBND huyện Bắc Bình, Tỉnh Đoàn - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội thảo “Thanh niên học nghề - Lập nghiệp” năm 2013.

Đồng chí Mai Văn Anh – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phát biểu tại Hội thảo

Tại buổi Hội thảo, hơn 100 đại biểu đại diện cho Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, trung tâm dạy nghề, cán bộ Đoàn và đoàn viên thanh niên của các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc đã đánh giá thực trạng công tác tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên trên địa bàn các huyện hiện nay, đặc biệt là với thanh niên tại địa bàn nông thôn. Có thể nói rằng, đây là địa bàn hết sức quan trọng, là nơi được triển khai nhiều mảng hoạt động quan trọng của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. 

Các đại biểu sôi nổi thảo luận về vấn đề việc làm sau học nghề

Trong thời gian qua, công tác  tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) của các cấp bộ Đoàn luôn bám sát vào phong trào lớn của Đoàn là “Xung kích phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc”, “Đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp” và phong trào “Tuổi trẻ Bình Thuận chung tay xây dựng nông thôn mới “để từ đó tham mưu cho các cấp uỷ đảng, chính quyền triển khai các hoạt động thiết thực, bổ ích nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội được học tập nâng cao trình độ, tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân và gia đình. 

Từ năm 2010, thực hiện quyết định 103 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015”, theo đó Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức tuyên truyền hướng nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm, dạy nghề, giáo dục định hướng, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động. Thời gian qua, Tỉnh Đoàn đã thực hiện tương đối tốt các chỉ tiêu về đào tạo nghề được UBND tỉnh giao thực hiện, thường xuyên phối hợp với các Huyện, Thị, Thành Đoàn trên địa bàn tỉnh để đổi mới các hình thức tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh niên trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Chính vì vậy, việc đào tạo nghề cho thanh niên ngày càng đi vào chiều sâu và theo hướng trọng điểm.

Đánh giá công tác tư vấn, hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn hiện nay còn gặp khá nhiều khó khăn, trong đó tập trung vào những mặt là: số lượng thanh niên luôn biến động do thường xuyên đi làm ăn xa, vì vậy khả năng nắm bắt nhu cầu của thanh niên là rất khó khăn. Mặt trái cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế toàn cầu làm thay đổi suy nghĩ không chỉ của thanh niên, mà còn của các bậc phụ huynh về học nghề, tìm kiếm việc làm theo hướng tiêu cực. Việc định hướng nghề nghiệp và việc làm còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả; một số trường dạy nghề, các sở, ban, ngành còn gặp khó khăn trong việc thu hút thanh niên tham gia theo học; chưa có giải pháp, cơ chế thực sự hữu hiệu để giải quyết việc làm, đáp ứng được nhu cầu cho học viên sau đào tạo. Nguồn vốn vay uỷ thác, vốn vay ưu đãi dành cho thanh niên để phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm còn chưa nhiều, khó khăn…

Bên cạnh đó các đại biểu dự Hội thảo, đặc biệt là các đại diện của các cơ sở Đoàn tham dự đã kiến nghị, đề xuất nhiều ý kiến nhằm đưa các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, tồn tại trong thời gian tới như: cung cấp thông tin về đào tạo và việc làm nhằm duy trì thường xuyên nguồn thông tin chính thống ổn định, lâu dài về các loại hình đào tạo và việc làm; Sở Lao động, thương binh và Xã hội, Tỉnh Đoàn cần nghiên cứu, khảo sát một số thị trường xuất khẩu lao động hấp dẫn thanh niên như: Nhật Bản, Hàn Quốc,… hiện nay còn khá hạn chế số lượng thanh niên đi xuất khẩu lao động; nguồn vốn vay cho thanh niên hiện còn hạn chế. Cần thường xuyên mở các hội nghị tư vấn, gặp gỡ giữa doanh nghiệp với tổ chức Đoàn ở cơ sở và thanh niên để kịp thời đối thoại, trao đổi thông tin cụ thể, chính thống. Cần làm điểm các mô hình về tuyên truyền, tư vấn để nhân rộng trong các cơ sở Đoàn. Các cấp, các ngành cần siết chặt các biện pháp về quản lý nhà nước để thường xuyên kiểm tra các thông tin về các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động bảo rằng đó là các doanh nghiệp có uy tín, tin cậy giúp thanh niên yên tâm khi đăng ký tham gia tuyển dụng lao động. Tổ chức Đoàn các cấp cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa chức năng của mình trong việc đại diện để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho thanh niên khi tham gia tuyển sinh, tuyển dụng. Cần tạo được cơ chế ràng buộc giữa doanh nghiệp, nhà trường với người lao động trong liên hệ giải quyết việc làm sau đào tạo. 

Nhằm hướng tới giải quyết việc làm ổn định và mang tính bền vững cho thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn hiện, đồng chí Mai Văn Anh – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nhấn mạnh: “Để thanh niên nói riêng tiếp cận được với đào tạo nghề và có công việc ổn định, với tư cách là người làm công tác quản lý nhà nước về lao động, dạy nghề và việc làm sẽ tiếp tục tham mưu đến các cấp lãnh đạo để tìm hướng giải quyết. Trước mắt, thông qua Trung tâm giới thiệu việc làm của Sở sẽ tiếp tục tác động để thường xuyên tổ chức chợ việc làm giúp các bạn thanh niên được tiếp cận với những nhu cầu việc làm của các doanh nghiệp để tìm kiếm việc làm. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp đoàn viên thanh niên được tiếp cận với những chính sách của Nhà nước và của tỉnh về lao động và việc làm từ đó giúp thanh niên “ly nông” mà không “ly hương” một cách bền vững”.

Ngọc Hoan


  • |
  • 1114
  • |

Các tin khác