Tin hoạt động Đoàn - Hội - Đội

“Số hóa” địa điểm di tích lịch sử - Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ

Ngày 27/3/2023, Tỉnh đoàn Bình Thuận tổ chức khánh thành và ra mắt công trình “số hóa” địa điểm di tích lịch sử - Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ. Đây là công trình do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hỗ trợ thực hiện và triển khai.

Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ là khu rừng tự nhiên, ở độ cao 500m so với mực nước biển, có địa thế hiểm trở, tiếp giáp với vùng đồng bằng huyện Hàm Thuận (trước đây, nay là Hàm Thuận Bắc). Tổng diện tích toàn Khu di tích là 10,94 héc ta. Vị trí Khu di tích cách thành phố Phan Thiết khoảng 60km, cách UBND huyện Hàm Thuận Bắc khoảng 43km về hướng Tây Bắc và cách UBND xã Đông Giang khoảng 12km về hướng Tây Nam. Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ tại Sa Lôn, xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc đã được UBND tỉnh Bình Thuận xếp hạng di tích lịch sử - cách mạng cấp tỉnh.

“Số hóa” địa điểm lịch sử là hoạt động thể hiện tính tiên phong, đổi mới, sáng tạo của tuổi trẻ trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh đặc biệt hưởng ứng Năm du lịch quốc gia 2023 - Bình Thuận - Hội tụ xanh. “Số hóa” - xây dựng hệ thống tương tác trên thiết bị thông minh, ứng dụng QR Code, nhận dạng ảnh, nhận dạng 3D, trải nghiệm đa phương tiện các địa điểm, di tích lịch sử nhằm lưu trữ, bảo tồn các di tích lịch sử trong giai đoạn hiện nay. “Số hóa” - chính là “cây cầu” kết nối các thế hệ trong việc bảo tồn, lưu giữ di tích của cha ông gắn với phát triển kinh tế từ du lịch và giáo dục truyền thống cách mạng.

Trong thời gian tới, Tỉnh đoàn sẽ tiếp thực hiện, triển khai công trình “số hóa” các địa điểm, di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh. Việc triển khai công trình "Số hóa" nhằm quảng bá các di tích lịch sử văn hóa, giới thiệu về các đặc sản nổi tiếng, làng nghề truyền thống, thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước tuyên truyền, quảng bá du lịch, lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng nét đẹp, văn hóa của vùng đất Bình Thuận; đồng thời, phục vụ khách tham quan trải nghiệm, khám phá về di tích một cách tiện lợi nhất trên điện thoại thông minh.


Các tin khác

TIN CÁC ĐOÀN TRỰC THUỘC

“Số hóa” địa điểm di tích lịch sử - Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ

Ngày 27/3/2023, Tỉnh đoàn Bình Thuận tổ chức khánh thành và ra mắt công trình “số hóa” địa điểm di tích lịch sử - Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ. Đây là công trình do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hỗ trợ thực hiện và triển khai.

Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ là khu rừng tự nhiên, ở độ cao 500m so với mực nước biển, có địa thế hiểm trở, tiếp giáp với vùng đồng bằng huyện Hàm Thuận (trước đây, nay là Hàm Thuận Bắc). Tổng diện tích toàn Khu di tích là 10,94 héc ta. Vị trí Khu di tích cách thành phố Phan Thiết khoảng 60km, cách UBND huyện Hàm Thuận Bắc khoảng 43km về hướng Tây Bắc và cách UBND xã Đông Giang khoảng 12km về hướng Tây Nam. Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ tại Sa Lôn, xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc đã được UBND tỉnh Bình Thuận xếp hạng di tích lịch sử - cách mạng cấp tỉnh.

“Số hóa” địa điểm lịch sử là hoạt động thể hiện tính tiên phong, đổi mới, sáng tạo của tuổi trẻ trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh đặc biệt hưởng ứng Năm du lịch quốc gia 2023 - Bình Thuận - Hội tụ xanh. “Số hóa” - xây dựng hệ thống tương tác trên thiết bị thông minh, ứng dụng QR Code, nhận dạng ảnh, nhận dạng 3D, trải nghiệm đa phương tiện các địa điểm, di tích lịch sử nhằm lưu trữ, bảo tồn các di tích lịch sử trong giai đoạn hiện nay. “Số hóa” - chính là “cây cầu” kết nối các thế hệ trong việc bảo tồn, lưu giữ di tích của cha ông gắn với phát triển kinh tế từ du lịch và giáo dục truyền thống cách mạng.

Trong thời gian tới, Tỉnh đoàn sẽ tiếp thực hiện, triển khai công trình “số hóa” các địa điểm, di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh. Việc triển khai công trình "Số hóa" nhằm quảng bá các di tích lịch sử văn hóa, giới thiệu về các đặc sản nổi tiếng, làng nghề truyền thống, thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước tuyên truyền, quảng bá du lịch, lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng nét đẹp, văn hóa của vùng đất Bình Thuận; đồng thời, phục vụ khách tham quan trải nghiệm, khám phá về di tích một cách tiện lợi nhất trên điện thoại thông minh.


Các tin khác

Các Huyện, Thị, Thành Đoàn

“Số hóa” địa điểm di tích lịch sử - Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ

Ngày 27/3/2023, Tỉnh đoàn Bình Thuận tổ chức khánh thành và ra mắt công trình “số hóa” địa điểm di tích lịch sử - Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ. Đây là công trình do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hỗ trợ thực hiện và triển khai.

Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ là khu rừng tự nhiên, ở độ cao 500m so với mực nước biển, có địa thế hiểm trở, tiếp giáp với vùng đồng bằng huyện Hàm Thuận (trước đây, nay là Hàm Thuận Bắc). Tổng diện tích toàn Khu di tích là 10,94 héc ta. Vị trí Khu di tích cách thành phố Phan Thiết khoảng 60km, cách UBND huyện Hàm Thuận Bắc khoảng 43km về hướng Tây Bắc và cách UBND xã Đông Giang khoảng 12km về hướng Tây Nam. Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ tại Sa Lôn, xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc đã được UBND tỉnh Bình Thuận xếp hạng di tích lịch sử - cách mạng cấp tỉnh.

“Số hóa” địa điểm lịch sử là hoạt động thể hiện tính tiên phong, đổi mới, sáng tạo của tuổi trẻ trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh đặc biệt hưởng ứng Năm du lịch quốc gia 2023 - Bình Thuận - Hội tụ xanh. “Số hóa” - xây dựng hệ thống tương tác trên thiết bị thông minh, ứng dụng QR Code, nhận dạng ảnh, nhận dạng 3D, trải nghiệm đa phương tiện các địa điểm, di tích lịch sử nhằm lưu trữ, bảo tồn các di tích lịch sử trong giai đoạn hiện nay. “Số hóa” - chính là “cây cầu” kết nối các thế hệ trong việc bảo tồn, lưu giữ di tích của cha ông gắn với phát triển kinh tế từ du lịch và giáo dục truyền thống cách mạng.

Trong thời gian tới, Tỉnh đoàn sẽ tiếp thực hiện, triển khai công trình “số hóa” các địa điểm, di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh. Việc triển khai công trình "Số hóa" nhằm quảng bá các di tích lịch sử văn hóa, giới thiệu về các đặc sản nổi tiếng, làng nghề truyền thống, thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước tuyên truyền, quảng bá du lịch, lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng nét đẹp, văn hóa của vùng đất Bình Thuận; đồng thời, phục vụ khách tham quan trải nghiệm, khám phá về di tích một cách tiện lợi nhất trên điện thoại thông minh.


Các tin khác