Tin hoạt động Đoàn - Hội - Đội

Bí thư Dương Văn An: Dập dịch nhanh để chỉnh lại thế "kiềng 3 chân"

"Kiềng 3 chân” của kinh tế Bình Thuận là công nghiệp, du lịch, nông nghiệp giờ còn “2 chân” là công nghiệp và nông nghiệp vì nguồn thu du lịch sụt giảm năm thứ hai liên tiếp.

Sau 467 ngày không có bệnh nhân mắc Covid-19, Bình Thuận bất ngờ xuất hiện ca nhiễm đầu tiên trong cộng đồng hôm 23/6. Ca mắc là bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận, người này được xác định lây nhiễm từ nhà xe Trung Đức (tuyến TP.HCM - Hải Phòng).

Một tuần qua, Bình Thuận chưa ghi nhận ca mắc mới. Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An dành cho Zing cuộc phỏng vấn, chia sẻ các biện pháp ngăn dịch lây lan, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng và các bước chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế hậu Covid-19.

Kiểm soát chặt nhưng không "ngăn sông, cấm chợ"

- Ông đánh giá tình hình dịch ở Bình Thuận hiện thế nào, dự liệu khi nào người dân được trở lại nhịp sống bình thường?

- Sau ca nhiễm đầu tiên vào đầu tháng 3/2020, tỉnh Bình Thuận trải qua 467 ngày không có dịch. Bình Thuận đã nỗ lực để ngăn dịch lan đến địa phương trong đợt bùng phát thứ 4. Tuy nhiên, chúng tôi đã không tránh khỏi, khi một xe khách biển số Hải Phòng là ổ dịch di động vi phạm quy định phòng chống dịch, làm lây nhiễm cho một người ở Bình Thuận và từ đó lây lan ra cộng đồng.

Sau khi phát hiện ca nhiễm nCoV, tỉnh đã khẩn trương truy vết, lấy mẫu xét nghiệm nhanh, thực hiện các biện pháp phong tỏa, cách ly, giãn cách xã hội, nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch. Nhờ thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, tỉnh đã sớm kiểm soát được tình hình. Đến nay, ca nhiễm nCoV ở tỉnh Bình Thuận dừng lại ở số 14 và từ một nguồn lây nhiễm chính. Chúng tôi hy vọng con số này sẽ không tăng.

5-7 ngày tới, nếu Bình Thuận không phát hiện ca dương tính mới, xem như ổ dịch được khống chế. Lúc đó, tỉnh gỡ dần giãn cách, giải tỏa các điểm phong tỏa, duy trì trạng thái bình thường mới để ổn định đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Bình Thuận nằm trên trục giao thông liên kết vùng và các tỉnh lân cận, nguy cơ dịch xâm nhập, lây lan từ hướng này rất cao. Tỉnh có giải pháp thế nào để hạn chế nguy cơ này trong khi vẫn đảm bảo việc lưu thông hàng hóa và nhu cầu di chuyển của người dân?

- Đúng vậy, Bình Thuận là cửa ngõ giao thương quan trọng kết nối khu vực miền Bắc, miền Trung với khu vực Đông Nam bộ thông qua quốc lộ 1 với chiều dài gần 200 km nên nguy cơ lây lan dịch bệnh từ hoạt động vận tải rất cao. Và thực tế đã cho thấy dịch bệnh phát sinh ở Bình Thuận lần này có nguồn gốc từ hoạt động vận tải hành khách.

Trước khi phát hiện ca dương tính với nCoV, tỉnh đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, công an cấp huyện tăng cường tuần tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định phòng, chống dịch của các phương tiện vận tải trên các quốc lộ, tuyến đường nối với các địa phương lân cận.

Tỉnh giao Sở Y tế, Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn cụ thể công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa trên địa bàn tỉnh; tổ chức xét nghiệm nCoV cho tài xế, phụ xe tham gia vận chuyển hàng hóa, hành khách.

51 chốt kiểm soát dịch được lập để tiếp nhận khai báo y tế và kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 của các phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa đến tỉnh. Tuy nhiên, tỉnh chỉ đạo lực lượng công vụ tuyệt đối không "làm khó" các phương tiện đi qua Bình Thuận, không "ngăn sông, cấm chợ"... Xe cộ ngang qua Bình Thuận đều được lưu thông thuận lợi.

Sau khi phát hiện trường hợp dương tính có nguồn gốc lây lan từ việc vận chuyển hành khách của nhà xe ở Hải Phòng, tỉnh nhanh chóng lập 4 trạm dừng, đỗ trên quốc lộ 1 và thông báo cho các tài xế từ cửa ngõ tỉnh để mọi người biết, chấp hành. Nhờ vậy, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả hơn, vừa đảm bảo việc lưu thông hàng hóa, nhu cầu đi lại của người dân vừa kiểm soát tốt dịch bệnh.

- Việc phong tỏa, cách ly ở Bình Thuận được thực hiện thế nào để giảm tác động đến đời sống người dân nhưng vẫn đảm bảo an toàn, ngăn dịch lây lan, đặc biệt là lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung, thưa ông?

- Khi quyết định phong tỏa, giãn cách xã hội hay cách ly tập trung các trường hợp F1, tỉnh Bình Thuận cân nhắc kỹ. Nơi nào nguy cơ cao thì phong tỏa diện hẹp, nơi nào nguy cơ thấp hơn thì thực hiện giãn cách xã hội cùng với việc khuyến cáo người dân nghiêm túc thực hiện khai báo y tế, thực hiện 5K. Các dịch vụ thiết yếu vẫn hoạt động bình thường, chỉ tạm dừng các dịch vụ không thiết yếu.

Tỉnh đã áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ trướng đối với thành phố Phan Thiết, huyện Tuy Phong và huyện Hàm Thuận Bắc; phong tỏa bệnh viện tỉnh, Trung tâm Y tế huyện Tuy Phong 7 ngày do 2 nơi này có bác sĩ dương tính nCoV; phong tỏa chung cư Văn Thánh, 3 thôn và một xóm nhỏ trong thôn 14 ngày. Các địa phương chưa xuất hiện ca nhiễm vẫn duy trì tình trạng bình thường mới.

Ngoài ra, tỉnh đưa vào hoạt động 48 khu cách ly tập trung, trong đó có 2 khách sạn. Việc bố trí nơi ở tại khu cách ly cũng tách ra 2 nhóm: Nguy cơ cao và nguy cơ thấp; mỗi phòng chỉ bố trí một người, nơi nào không đủ phòng mới sắp xếp thêm ở nhóm nguy cơ thấp.

Cùng với đó, tỉnh tập trung xét nghiệm để sàng lọc nguy cơ. Đến nay, tất cả người dân ở các khu vực thực hiện phong tỏa và các khu cách ly tập trung đã được xét nghiệm nhanh và xét nghiệm theo phương pháp rRT-PCR 1-2 lần. Hiện nay, tình hình sức khỏe và điều kiện sinh hoạt của người dân ở các khu vực phong tỏa, cách ly khá tốt, không có trường hợp lây nhiễm chéo trong các khu vực này.

Lo từng bữa ăn cho người dân đang cách ly

- Bình Thuận có chính sách nào hỗ trợ đảm bảo đời sống cho người dân ở nơi phong tỏa, khu cách ly tập trung và địa phương thực hiện giãn cách?

- Để đồng hành với người dân ở khu vực thực hiện phong tỏa và những người đang cách ly tập trung, tỉnh đã có chủ trương hỗ trợ suất ăn, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm khác.

Như ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận và Trung tâm Y tế huyện Tuy Phong,... tỉnh đảm bảo mỗi ngày 3 bữa ăn cho hơn 1.600 người đang chấp hành phong tỏa. Hơn 60 hộ ở chung cư Văn Thánh, tỉnh hợp đồng với siêu thị Co.opmart cung cấp lương thực, thực phẩm với giá trị 100.000 đồng cho mỗi hộ… Đây là nỗ lực rất lớn của tỉnh.

Ở các xã, thôn thực hiện phong tỏa, khu vực cách ly, chính quyền địa phương, MTTQ, các đoàn thể… có nhiều hình thức tiếp tế lương thực, thực phẩm, cùng nhà hảo tâm, đảm bảo người dân không thiếu nhu yếu phẩm khi thực hiện phong tỏa, cách ly, động viên mọi người vượt qua đại dịch.

Đối với người dân ở các khu vực phải thực hiện giãn cách xã hội, bị ảnh hưởng bởi đại dịch, tỉnh sẽ có các hình thức hỗ trợ theo Nghị quyết 42 của Chính phủ. Hôm 1/7, Chính phủ ban hành thêm Nghị quyết 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch, đây là một quyết định rất kịp thời, tỉnh đang giao các cơ quan liên quan thống kê đối tượng thuộc diện được hỗ trợ để sớm hỗ trợ kịp thời cho người dân và doanh nghiệp.

- Quỹ phòng chống dịch Covid-19 của Bình Thuận được phân bổ và sử dụng ra sao, thưa ông?

Hưởng ứng kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch nước và Thủ tướng, tỉnh phát động đợt ủng hộ quỹ phòng chống dịch trên địa bàn và nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của doanh nghiệp, doanh nhân, người dân. Đến nay, tài khoản tiếp nhận ủng hộ đã nhận được 44 tỷ trên tổng số cam kết là 48 tỷ. Ngoài ra, còn có một khoản 10 tỷ của doanh nghiệp đã chuyển ra Trung ương để mua vaccine và một ngân hàng cam kết hỗ trợ cho Bình Thuận 100.000 liều vaccine, cùng nhiều hỗ trợ khác về hiện vật.

Nguồn quỹ thu nhận được tỉnh tập trung chủ yếu cho việc ưu tiên mua vaccine, máy thở, trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất cho các khu cách ly; thứ hai là hỗ trợ người dân trong khu vực phong tỏa, cách ly, giãn cách, điều trị bệnh nhân nặng, động viên lực lượng tuyến đầu chống dịch…

Tiếp đó, quỹ được phân bổ theo tỷ lệ hợp lý về lại cho các huyện, thị xã, thành phố để chi cho công tác phòng chống dịch. Cuối cùng, quỹ dùng hỗ trợ các hộ nghèo, đối tượng thuộc bảo trợ xã hội, lao động bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19… Đối với 4.363 hộ nghèo và đối tượng xã hội, trước mắt tỉnh hỗ trợ ngay 1 triệu đồng và giải ngân đầu tháng 7 này.

- Bình Thuận có kế hoạch tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người dân thế nào, thưa ông?

- Ngay sau khi có chủ trương của Chính phủ, Bình Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022; với nguồn vaccine được phân bổ, tỉnh đã triển khai tiêm trên 30.000 liều, đảm bảo an toàn.

Lãnh đạo tỉnh đã giao cho ngành y tế xây dựng phương án, chuẩn bị con người, phương tiện sẵn sàng tiêm vaccine diện rộng khi được bổ sung thêm nguồn vaccine từ Bộ Y tế, để đảm bảo hoàn thành mức miễn dịch cộng đồng và an toàn của quá trình tiêm vaccine.

Tăng cường kỷ cương, khơi thông các nguồn lực

- Nghị quyết 63 của Chính phủ vừa ban hành có nhấn mạnh mục tiêu vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, cải cách hành chính, chuyển đổi số... Bình Thuận thực hiện các nhiệm vụ này như thế nào?

- Bình Thuận luôn nhất quán quan điểm và quyết tâm thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” theo chỉ đạo của Chính phủ là vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, bảo đảm sức khỏe cho nhân dân. Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 63 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp ở đợt tái phát lần thứ 4 là rất kịp thời.

Về giải ngân vốn đầu tư công, đến hết tháng 6, tỉnh giải ngân được 815,954 tỷ đồng, đạt 37,4%. Để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có kết luận là phải thực hiện quyết liệt, với phương châm “làm đến đâu, xong đến đó”, dự án nào chậm giải ngân theo kế hoạch thì chuyển vốn cho dự án khác.

Hiện nay, HĐND tỉnh đã 2 lần thông qua danh mục các dự án đầu tư công (vốn Trung ương và địa phương); kỳ họp sắp tới, HĐND tiếp tục thông qua một số dự án nữa... Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực đầu tư, đầu tư công, đất đai, xây dựng để sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và thúc đẩy, thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách.

Cùng với đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công, tỉnh quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện để các dự án ngoài ngân sách triển khai đầu tư. Hàng tháng, lãnh đạo tỉnh làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. 6 tháng đầu năm 2021, tỉnh đã huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 15.085 tỷ đồng, tăng 11,82% so với cùng kỳ năm 2020.

Về lĩnh vực “chuyển đổi số”, Tỉnh ủy sẽ ban hành một nghị quyết chuyên đề về phát triển hạ tầng số và chuyển đổi số. Đây là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể phát triển 3 trụ cột kinh tế gắn với ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi giá trị là công nghiệp, du lịch, nông nghiệp… Trong hành chính công, tỉnh đã triển khai 456 dịch vụ trực tuyến mức độ 3 và 4.

- Bình Thuận có chiến lược gì để thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế cho giai đoạn hậu Covid-19, thưa ông?

- 6 tháng đầu năm, kết quả phát triển kinh tế của tỉnh khá khả quan, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,53%, thu ngân sách vượt kế hoạch, tăng 33,25% so với cùng kỳ; công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp đều tăng khá… Đây là tiền đề để tỉnh phấn đấu đạt mục tiêu, kế hoạch của cả năm 2022.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nguồn thu du lịch hè 2021 chắc chắn sẽ sụt giảm sâu, tiếp tục năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng âm. “Kiềng 3 chân” của kinh tế Bình Thuận là công nghiệp, du lịch và nông nghiệp giờ chỉ còn “2 chân” là công nghiệp và nông nghiệp. Do vậy, cần phải phát huy lợi thế, phải quyết tâm cao, sớm khống chế dịch để ổn định, phát triển.

Trước tiên, tỉnh sẽ triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và rà soát các cơ chế, chính sách, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. Quá trình này, tỉnh sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu và cán bộ, công chức trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, quyết tâm cải thiện các chỉ số PCI, Par Index, PAPI, SIPAS, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để khơi thông các nguồn lực cho phát triển.

Tỉnh sẽ phải hoàn thành công tác lập quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 cấp tỉnh và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cấp huyện. Tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 51 của Chính phủ về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, tháo gỡ “điểm nghẽn” trong chồng lấn quy hoạch sa khoáng titan để triển khai các dự án ngoài ngân sách, nhất là các dự án tổ hợp du lịch - thương mại - dịch vụ, thúc đẩy phát triển du lịch khi dịch bệnh được khống chế.

Với những điều kiện thuận lợi mới, nhất là khi triển khai đường cao tốc Bắc - Nam phía đông, cảng hàng không Phan Thiết, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng... tỉnh sẽ tăng cường công tác xúc tiến đầu tư thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách, chuẩn bị tốt các điều kiện để đón nhận luồng vốn đầu tư sau đại dịch Covid-19. Đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư khu công nghiệp Tân Đức, khu công nghiệp Sơn Mỹ 1, Sơn Mỹ 2; đề xuất triển khai các dự án năng lượng tái tạo, hệ thống lưới điện, truyền tải điện để giải phóng công suất các nhà máy điện.

Cùng với công nghiệp, tỉnh tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mục tiêu là gia tăng hàm lượng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững, có khả năng cạnh tranh, đem lại tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp từ 2,8 đến 3,3%/ năm.

Đối với ngành du lịch, tỉnh sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP vừa ban hành và cùng với các doanh nghiệp du lịch thực hiện từng bước kế hoạch kích cầu du lịch với chủ đề “Bình Thuận điểm đến an toàn - thân thiện - hấp dẫn” theo từng giai đoạn.

Ngoài lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, công nhân trong các khu, cụm công nghiệp, những người làm thương mại thường xuyên tiếp xúc với nhiều người, lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch cũng được ưu tiên tiêm vaccine. Chương trình “hộ chiếu vaccine” sẽ được thực hiện theo chủ trương chung. Giai đoạn này, tỉnh sẽ thực hiện chiến dịch truyền thông về du lịch Bình Thuận “An toàn - Thân thiện - Hấp dẫn”.

Với quyết tâm cao, chúng tôi tin tỉnh Bình Thuận sẽ vượt qua khó khăn, ngăn chặn được dịch Covid-19, đạt được những kết quả tốt về phát triển kinh tế - xã hội trong năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

- Xin cảm ơn ông!

Phan Công và An Bình (Nguồn Zingnews)


Các tin khác

Các Huyện, Thị, Thành Đoàn

Bí thư Dương Văn An: Dập dịch nhanh để chỉnh lại thế "kiềng 3 chân"

"Kiềng 3 chân” của kinh tế Bình Thuận là công nghiệp, du lịch, nông nghiệp giờ còn “2 chân” là công nghiệp và nông nghiệp vì nguồn thu du lịch sụt giảm năm thứ hai liên tiếp.

Sau 467 ngày không có bệnh nhân mắc Covid-19, Bình Thuận bất ngờ xuất hiện ca nhiễm đầu tiên trong cộng đồng hôm 23/6. Ca mắc là bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận, người này được xác định lây nhiễm từ nhà xe Trung Đức (tuyến TP.HCM - Hải Phòng).

Một tuần qua, Bình Thuận chưa ghi nhận ca mắc mới. Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An dành cho Zing cuộc phỏng vấn, chia sẻ các biện pháp ngăn dịch lây lan, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng và các bước chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế hậu Covid-19.

Kiểm soát chặt nhưng không "ngăn sông, cấm chợ"

- Ông đánh giá tình hình dịch ở Bình Thuận hiện thế nào, dự liệu khi nào người dân được trở lại nhịp sống bình thường?

- Sau ca nhiễm đầu tiên vào đầu tháng 3/2020, tỉnh Bình Thuận trải qua 467 ngày không có dịch. Bình Thuận đã nỗ lực để ngăn dịch lan đến địa phương trong đợt bùng phát thứ 4. Tuy nhiên, chúng tôi đã không tránh khỏi, khi một xe khách biển số Hải Phòng là ổ dịch di động vi phạm quy định phòng chống dịch, làm lây nhiễm cho một người ở Bình Thuận và từ đó lây lan ra cộng đồng.

Sau khi phát hiện ca nhiễm nCoV, tỉnh đã khẩn trương truy vết, lấy mẫu xét nghiệm nhanh, thực hiện các biện pháp phong tỏa, cách ly, giãn cách xã hội, nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch. Nhờ thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, tỉnh đã sớm kiểm soát được tình hình. Đến nay, ca nhiễm nCoV ở tỉnh Bình Thuận dừng lại ở số 14 và từ một nguồn lây nhiễm chính. Chúng tôi hy vọng con số này sẽ không tăng.

5-7 ngày tới, nếu Bình Thuận không phát hiện ca dương tính mới, xem như ổ dịch được khống chế. Lúc đó, tỉnh gỡ dần giãn cách, giải tỏa các điểm phong tỏa, duy trì trạng thái bình thường mới để ổn định đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Bình Thuận nằm trên trục giao thông liên kết vùng và các tỉnh lân cận, nguy cơ dịch xâm nhập, lây lan từ hướng này rất cao. Tỉnh có giải pháp thế nào để hạn chế nguy cơ này trong khi vẫn đảm bảo việc lưu thông hàng hóa và nhu cầu di chuyển của người dân?

- Đúng vậy, Bình Thuận là cửa ngõ giao thương quan trọng kết nối khu vực miền Bắc, miền Trung với khu vực Đông Nam bộ thông qua quốc lộ 1 với chiều dài gần 200 km nên nguy cơ lây lan dịch bệnh từ hoạt động vận tải rất cao. Và thực tế đã cho thấy dịch bệnh phát sinh ở Bình Thuận lần này có nguồn gốc từ hoạt động vận tải hành khách.

Trước khi phát hiện ca dương tính với nCoV, tỉnh đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, công an cấp huyện tăng cường tuần tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định phòng, chống dịch của các phương tiện vận tải trên các quốc lộ, tuyến đường nối với các địa phương lân cận.

Tỉnh giao Sở Y tế, Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn cụ thể công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa trên địa bàn tỉnh; tổ chức xét nghiệm nCoV cho tài xế, phụ xe tham gia vận chuyển hàng hóa, hành khách.

51 chốt kiểm soát dịch được lập để tiếp nhận khai báo y tế và kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 của các phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa đến tỉnh. Tuy nhiên, tỉnh chỉ đạo lực lượng công vụ tuyệt đối không "làm khó" các phương tiện đi qua Bình Thuận, không "ngăn sông, cấm chợ"... Xe cộ ngang qua Bình Thuận đều được lưu thông thuận lợi.

Sau khi phát hiện trường hợp dương tính có nguồn gốc lây lan từ việc vận chuyển hành khách của nhà xe ở Hải Phòng, tỉnh nhanh chóng lập 4 trạm dừng, đỗ trên quốc lộ 1 và thông báo cho các tài xế từ cửa ngõ tỉnh để mọi người biết, chấp hành. Nhờ vậy, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả hơn, vừa đảm bảo việc lưu thông hàng hóa, nhu cầu đi lại của người dân vừa kiểm soát tốt dịch bệnh.

- Việc phong tỏa, cách ly ở Bình Thuận được thực hiện thế nào để giảm tác động đến đời sống người dân nhưng vẫn đảm bảo an toàn, ngăn dịch lây lan, đặc biệt là lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung, thưa ông?

- Khi quyết định phong tỏa, giãn cách xã hội hay cách ly tập trung các trường hợp F1, tỉnh Bình Thuận cân nhắc kỹ. Nơi nào nguy cơ cao thì phong tỏa diện hẹp, nơi nào nguy cơ thấp hơn thì thực hiện giãn cách xã hội cùng với việc khuyến cáo người dân nghiêm túc thực hiện khai báo y tế, thực hiện 5K. Các dịch vụ thiết yếu vẫn hoạt động bình thường, chỉ tạm dừng các dịch vụ không thiết yếu.

Tỉnh đã áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ trướng đối với thành phố Phan Thiết, huyện Tuy Phong và huyện Hàm Thuận Bắc; phong tỏa bệnh viện tỉnh, Trung tâm Y tế huyện Tuy Phong 7 ngày do 2 nơi này có bác sĩ dương tính nCoV; phong tỏa chung cư Văn Thánh, 3 thôn và một xóm nhỏ trong thôn 14 ngày. Các địa phương chưa xuất hiện ca nhiễm vẫn duy trì tình trạng bình thường mới.

Ngoài ra, tỉnh đưa vào hoạt động 48 khu cách ly tập trung, trong đó có 2 khách sạn. Việc bố trí nơi ở tại khu cách ly cũng tách ra 2 nhóm: Nguy cơ cao và nguy cơ thấp; mỗi phòng chỉ bố trí một người, nơi nào không đủ phòng mới sắp xếp thêm ở nhóm nguy cơ thấp.

Cùng với đó, tỉnh tập trung xét nghiệm để sàng lọc nguy cơ. Đến nay, tất cả người dân ở các khu vực thực hiện phong tỏa và các khu cách ly tập trung đã được xét nghiệm nhanh và xét nghiệm theo phương pháp rRT-PCR 1-2 lần. Hiện nay, tình hình sức khỏe và điều kiện sinh hoạt của người dân ở các khu vực phong tỏa, cách ly khá tốt, không có trường hợp lây nhiễm chéo trong các khu vực này.

Lo từng bữa ăn cho người dân đang cách ly

- Bình Thuận có chính sách nào hỗ trợ đảm bảo đời sống cho người dân ở nơi phong tỏa, khu cách ly tập trung và địa phương thực hiện giãn cách?

- Để đồng hành với người dân ở khu vực thực hiện phong tỏa và những người đang cách ly tập trung, tỉnh đã có chủ trương hỗ trợ suất ăn, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm khác.

Như ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận và Trung tâm Y tế huyện Tuy Phong,... tỉnh đảm bảo mỗi ngày 3 bữa ăn cho hơn 1.600 người đang chấp hành phong tỏa. Hơn 60 hộ ở chung cư Văn Thánh, tỉnh hợp đồng với siêu thị Co.opmart cung cấp lương thực, thực phẩm với giá trị 100.000 đồng cho mỗi hộ… Đây là nỗ lực rất lớn của tỉnh.

Ở các xã, thôn thực hiện phong tỏa, khu vực cách ly, chính quyền địa phương, MTTQ, các đoàn thể… có nhiều hình thức tiếp tế lương thực, thực phẩm, cùng nhà hảo tâm, đảm bảo người dân không thiếu nhu yếu phẩm khi thực hiện phong tỏa, cách ly, động viên mọi người vượt qua đại dịch.

Đối với người dân ở các khu vực phải thực hiện giãn cách xã hội, bị ảnh hưởng bởi đại dịch, tỉnh sẽ có các hình thức hỗ trợ theo Nghị quyết 42 của Chính phủ. Hôm 1/7, Chính phủ ban hành thêm Nghị quyết 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch, đây là một quyết định rất kịp thời, tỉnh đang giao các cơ quan liên quan thống kê đối tượng thuộc diện được hỗ trợ để sớm hỗ trợ kịp thời cho người dân và doanh nghiệp.

- Quỹ phòng chống dịch Covid-19 của Bình Thuận được phân bổ và sử dụng ra sao, thưa ông?

Hưởng ứng kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch nước và Thủ tướng, tỉnh phát động đợt ủng hộ quỹ phòng chống dịch trên địa bàn và nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của doanh nghiệp, doanh nhân, người dân. Đến nay, tài khoản tiếp nhận ủng hộ đã nhận được 44 tỷ trên tổng số cam kết là 48 tỷ. Ngoài ra, còn có một khoản 10 tỷ của doanh nghiệp đã chuyển ra Trung ương để mua vaccine và một ngân hàng cam kết hỗ trợ cho Bình Thuận 100.000 liều vaccine, cùng nhiều hỗ trợ khác về hiện vật.

Nguồn quỹ thu nhận được tỉnh tập trung chủ yếu cho việc ưu tiên mua vaccine, máy thở, trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất cho các khu cách ly; thứ hai là hỗ trợ người dân trong khu vực phong tỏa, cách ly, giãn cách, điều trị bệnh nhân nặng, động viên lực lượng tuyến đầu chống dịch…

Tiếp đó, quỹ được phân bổ theo tỷ lệ hợp lý về lại cho các huyện, thị xã, thành phố để chi cho công tác phòng chống dịch. Cuối cùng, quỹ dùng hỗ trợ các hộ nghèo, đối tượng thuộc bảo trợ xã hội, lao động bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19… Đối với 4.363 hộ nghèo và đối tượng xã hội, trước mắt tỉnh hỗ trợ ngay 1 triệu đồng và giải ngân đầu tháng 7 này.

- Bình Thuận có kế hoạch tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người dân thế nào, thưa ông?

- Ngay sau khi có chủ trương của Chính phủ, Bình Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022; với nguồn vaccine được phân bổ, tỉnh đã triển khai tiêm trên 30.000 liều, đảm bảo an toàn.

Lãnh đạo tỉnh đã giao cho ngành y tế xây dựng phương án, chuẩn bị con người, phương tiện sẵn sàng tiêm vaccine diện rộng khi được bổ sung thêm nguồn vaccine từ Bộ Y tế, để đảm bảo hoàn thành mức miễn dịch cộng đồng và an toàn của quá trình tiêm vaccine.

Tăng cường kỷ cương, khơi thông các nguồn lực

- Nghị quyết 63 của Chính phủ vừa ban hành có nhấn mạnh mục tiêu vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, cải cách hành chính, chuyển đổi số... Bình Thuận thực hiện các nhiệm vụ này như thế nào?

- Bình Thuận luôn nhất quán quan điểm và quyết tâm thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” theo chỉ đạo của Chính phủ là vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, bảo đảm sức khỏe cho nhân dân. Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 63 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp ở đợt tái phát lần thứ 4 là rất kịp thời.

Về giải ngân vốn đầu tư công, đến hết tháng 6, tỉnh giải ngân được 815,954 tỷ đồng, đạt 37,4%. Để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có kết luận là phải thực hiện quyết liệt, với phương châm “làm đến đâu, xong đến đó”, dự án nào chậm giải ngân theo kế hoạch thì chuyển vốn cho dự án khác.

Hiện nay, HĐND tỉnh đã 2 lần thông qua danh mục các dự án đầu tư công (vốn Trung ương và địa phương); kỳ họp sắp tới, HĐND tiếp tục thông qua một số dự án nữa... Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực đầu tư, đầu tư công, đất đai, xây dựng để sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và thúc đẩy, thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách.

Cùng với đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công, tỉnh quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện để các dự án ngoài ngân sách triển khai đầu tư. Hàng tháng, lãnh đạo tỉnh làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. 6 tháng đầu năm 2021, tỉnh đã huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 15.085 tỷ đồng, tăng 11,82% so với cùng kỳ năm 2020.

Về lĩnh vực “chuyển đổi số”, Tỉnh ủy sẽ ban hành một nghị quyết chuyên đề về phát triển hạ tầng số và chuyển đổi số. Đây là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể phát triển 3 trụ cột kinh tế gắn với ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi giá trị là công nghiệp, du lịch, nông nghiệp… Trong hành chính công, tỉnh đã triển khai 456 dịch vụ trực tuyến mức độ 3 và 4.

- Bình Thuận có chiến lược gì để thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế cho giai đoạn hậu Covid-19, thưa ông?

- 6 tháng đầu năm, kết quả phát triển kinh tế của tỉnh khá khả quan, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,53%, thu ngân sách vượt kế hoạch, tăng 33,25% so với cùng kỳ; công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp đều tăng khá… Đây là tiền đề để tỉnh phấn đấu đạt mục tiêu, kế hoạch của cả năm 2022.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nguồn thu du lịch hè 2021 chắc chắn sẽ sụt giảm sâu, tiếp tục năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng âm. “Kiềng 3 chân” của kinh tế Bình Thuận là công nghiệp, du lịch và nông nghiệp giờ chỉ còn “2 chân” là công nghiệp và nông nghiệp. Do vậy, cần phải phát huy lợi thế, phải quyết tâm cao, sớm khống chế dịch để ổn định, phát triển.

Trước tiên, tỉnh sẽ triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và rà soát các cơ chế, chính sách, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. Quá trình này, tỉnh sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu và cán bộ, công chức trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, quyết tâm cải thiện các chỉ số PCI, Par Index, PAPI, SIPAS, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để khơi thông các nguồn lực cho phát triển.

Tỉnh sẽ phải hoàn thành công tác lập quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 cấp tỉnh và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cấp huyện. Tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 51 của Chính phủ về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, tháo gỡ “điểm nghẽn” trong chồng lấn quy hoạch sa khoáng titan để triển khai các dự án ngoài ngân sách, nhất là các dự án tổ hợp du lịch - thương mại - dịch vụ, thúc đẩy phát triển du lịch khi dịch bệnh được khống chế.

Với những điều kiện thuận lợi mới, nhất là khi triển khai đường cao tốc Bắc - Nam phía đông, cảng hàng không Phan Thiết, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng... tỉnh sẽ tăng cường công tác xúc tiến đầu tư thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách, chuẩn bị tốt các điều kiện để đón nhận luồng vốn đầu tư sau đại dịch Covid-19. Đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư khu công nghiệp Tân Đức, khu công nghiệp Sơn Mỹ 1, Sơn Mỹ 2; đề xuất triển khai các dự án năng lượng tái tạo, hệ thống lưới điện, truyền tải điện để giải phóng công suất các nhà máy điện.

Cùng với công nghiệp, tỉnh tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mục tiêu là gia tăng hàm lượng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững, có khả năng cạnh tranh, đem lại tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp từ 2,8 đến 3,3%/ năm.

Đối với ngành du lịch, tỉnh sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP vừa ban hành và cùng với các doanh nghiệp du lịch thực hiện từng bước kế hoạch kích cầu du lịch với chủ đề “Bình Thuận điểm đến an toàn - thân thiện - hấp dẫn” theo từng giai đoạn.

Ngoài lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, công nhân trong các khu, cụm công nghiệp, những người làm thương mại thường xuyên tiếp xúc với nhiều người, lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch cũng được ưu tiên tiêm vaccine. Chương trình “hộ chiếu vaccine” sẽ được thực hiện theo chủ trương chung. Giai đoạn này, tỉnh sẽ thực hiện chiến dịch truyền thông về du lịch Bình Thuận “An toàn - Thân thiện - Hấp dẫn”.

Với quyết tâm cao, chúng tôi tin tỉnh Bình Thuận sẽ vượt qua khó khăn, ngăn chặn được dịch Covid-19, đạt được những kết quả tốt về phát triển kinh tế - xã hội trong năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

- Xin cảm ơn ông!

Phan Công và An Bình (Nguồn Zingnews)


Các tin khác

Đoàn Trực thuộc

Bí thư Dương Văn An: Dập dịch nhanh để chỉnh lại thế "kiềng 3 chân"

"Kiềng 3 chân” của kinh tế Bình Thuận là công nghiệp, du lịch, nông nghiệp giờ còn “2 chân” là công nghiệp và nông nghiệp vì nguồn thu du lịch sụt giảm năm thứ hai liên tiếp.

Sau 467 ngày không có bệnh nhân mắc Covid-19, Bình Thuận bất ngờ xuất hiện ca nhiễm đầu tiên trong cộng đồng hôm 23/6. Ca mắc là bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận, người này được xác định lây nhiễm từ nhà xe Trung Đức (tuyến TP.HCM - Hải Phòng).

Một tuần qua, Bình Thuận chưa ghi nhận ca mắc mới. Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An dành cho Zing cuộc phỏng vấn, chia sẻ các biện pháp ngăn dịch lây lan, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng và các bước chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế hậu Covid-19.

Kiểm soát chặt nhưng không "ngăn sông, cấm chợ"

- Ông đánh giá tình hình dịch ở Bình Thuận hiện thế nào, dự liệu khi nào người dân được trở lại nhịp sống bình thường?

- Sau ca nhiễm đầu tiên vào đầu tháng 3/2020, tỉnh Bình Thuận trải qua 467 ngày không có dịch. Bình Thuận đã nỗ lực để ngăn dịch lan đến địa phương trong đợt bùng phát thứ 4. Tuy nhiên, chúng tôi đã không tránh khỏi, khi một xe khách biển số Hải Phòng là ổ dịch di động vi phạm quy định phòng chống dịch, làm lây nhiễm cho một người ở Bình Thuận và từ đó lây lan ra cộng đồng.

Sau khi phát hiện ca nhiễm nCoV, tỉnh đã khẩn trương truy vết, lấy mẫu xét nghiệm nhanh, thực hiện các biện pháp phong tỏa, cách ly, giãn cách xã hội, nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch. Nhờ thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt, tỉnh đã sớm kiểm soát được tình hình. Đến nay, ca nhiễm nCoV ở tỉnh Bình Thuận dừng lại ở số 14 và từ một nguồn lây nhiễm chính. Chúng tôi hy vọng con số này sẽ không tăng.

5-7 ngày tới, nếu Bình Thuận không phát hiện ca dương tính mới, xem như ổ dịch được khống chế. Lúc đó, tỉnh gỡ dần giãn cách, giải tỏa các điểm phong tỏa, duy trì trạng thái bình thường mới để ổn định đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Bình Thuận nằm trên trục giao thông liên kết vùng và các tỉnh lân cận, nguy cơ dịch xâm nhập, lây lan từ hướng này rất cao. Tỉnh có giải pháp thế nào để hạn chế nguy cơ này trong khi vẫn đảm bảo việc lưu thông hàng hóa và nhu cầu di chuyển của người dân?

- Đúng vậy, Bình Thuận là cửa ngõ giao thương quan trọng kết nối khu vực miền Bắc, miền Trung với khu vực Đông Nam bộ thông qua quốc lộ 1 với chiều dài gần 200 km nên nguy cơ lây lan dịch bệnh từ hoạt động vận tải rất cao. Và thực tế đã cho thấy dịch bệnh phát sinh ở Bình Thuận lần này có nguồn gốc từ hoạt động vận tải hành khách.

Trước khi phát hiện ca dương tính với nCoV, tỉnh đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, công an cấp huyện tăng cường tuần tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định phòng, chống dịch của các phương tiện vận tải trên các quốc lộ, tuyến đường nối với các địa phương lân cận.

Tỉnh giao Sở Y tế, Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn cụ thể công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa trên địa bàn tỉnh; tổ chức xét nghiệm nCoV cho tài xế, phụ xe tham gia vận chuyển hàng hóa, hành khách.

51 chốt kiểm soát dịch được lập để tiếp nhận khai báo y tế và kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 của các phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa đến tỉnh. Tuy nhiên, tỉnh chỉ đạo lực lượng công vụ tuyệt đối không "làm khó" các phương tiện đi qua Bình Thuận, không "ngăn sông, cấm chợ"... Xe cộ ngang qua Bình Thuận đều được lưu thông thuận lợi.

Sau khi phát hiện trường hợp dương tính có nguồn gốc lây lan từ việc vận chuyển hành khách của nhà xe ở Hải Phòng, tỉnh nhanh chóng lập 4 trạm dừng, đỗ trên quốc lộ 1 và thông báo cho các tài xế từ cửa ngõ tỉnh để mọi người biết, chấp hành. Nhờ vậy, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả hơn, vừa đảm bảo việc lưu thông hàng hóa, nhu cầu đi lại của người dân vừa kiểm soát tốt dịch bệnh.

- Việc phong tỏa, cách ly ở Bình Thuận được thực hiện thế nào để giảm tác động đến đời sống người dân nhưng vẫn đảm bảo an toàn, ngăn dịch lây lan, đặc biệt là lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung, thưa ông?

- Khi quyết định phong tỏa, giãn cách xã hội hay cách ly tập trung các trường hợp F1, tỉnh Bình Thuận cân nhắc kỹ. Nơi nào nguy cơ cao thì phong tỏa diện hẹp, nơi nào nguy cơ thấp hơn thì thực hiện giãn cách xã hội cùng với việc khuyến cáo người dân nghiêm túc thực hiện khai báo y tế, thực hiện 5K. Các dịch vụ thiết yếu vẫn hoạt động bình thường, chỉ tạm dừng các dịch vụ không thiết yếu.

Tỉnh đã áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ trướng đối với thành phố Phan Thiết, huyện Tuy Phong và huyện Hàm Thuận Bắc; phong tỏa bệnh viện tỉnh, Trung tâm Y tế huyện Tuy Phong 7 ngày do 2 nơi này có bác sĩ dương tính nCoV; phong tỏa chung cư Văn Thánh, 3 thôn và một xóm nhỏ trong thôn 14 ngày. Các địa phương chưa xuất hiện ca nhiễm vẫn duy trì tình trạng bình thường mới.

Ngoài ra, tỉnh đưa vào hoạt động 48 khu cách ly tập trung, trong đó có 2 khách sạn. Việc bố trí nơi ở tại khu cách ly cũng tách ra 2 nhóm: Nguy cơ cao và nguy cơ thấp; mỗi phòng chỉ bố trí một người, nơi nào không đủ phòng mới sắp xếp thêm ở nhóm nguy cơ thấp.

Cùng với đó, tỉnh tập trung xét nghiệm để sàng lọc nguy cơ. Đến nay, tất cả người dân ở các khu vực thực hiện phong tỏa và các khu cách ly tập trung đã được xét nghiệm nhanh và xét nghiệm theo phương pháp rRT-PCR 1-2 lần. Hiện nay, tình hình sức khỏe và điều kiện sinh hoạt của người dân ở các khu vực phong tỏa, cách ly khá tốt, không có trường hợp lây nhiễm chéo trong các khu vực này.

Lo từng bữa ăn cho người dân đang cách ly

- Bình Thuận có chính sách nào hỗ trợ đảm bảo đời sống cho người dân ở nơi phong tỏa, khu cách ly tập trung và địa phương thực hiện giãn cách?

- Để đồng hành với người dân ở khu vực thực hiện phong tỏa và những người đang cách ly tập trung, tỉnh đã có chủ trương hỗ trợ suất ăn, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm khác.

Như ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận và Trung tâm Y tế huyện Tuy Phong,... tỉnh đảm bảo mỗi ngày 3 bữa ăn cho hơn 1.600 người đang chấp hành phong tỏa. Hơn 60 hộ ở chung cư Văn Thánh, tỉnh hợp đồng với siêu thị Co.opmart cung cấp lương thực, thực phẩm với giá trị 100.000 đồng cho mỗi hộ… Đây là nỗ lực rất lớn của tỉnh.

Ở các xã, thôn thực hiện phong tỏa, khu vực cách ly, chính quyền địa phương, MTTQ, các đoàn thể… có nhiều hình thức tiếp tế lương thực, thực phẩm, cùng nhà hảo tâm, đảm bảo người dân không thiếu nhu yếu phẩm khi thực hiện phong tỏa, cách ly, động viên mọi người vượt qua đại dịch.

Đối với người dân ở các khu vực phải thực hiện giãn cách xã hội, bị ảnh hưởng bởi đại dịch, tỉnh sẽ có các hình thức hỗ trợ theo Nghị quyết 42 của Chính phủ. Hôm 1/7, Chính phủ ban hành thêm Nghị quyết 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch, đây là một quyết định rất kịp thời, tỉnh đang giao các cơ quan liên quan thống kê đối tượng thuộc diện được hỗ trợ để sớm hỗ trợ kịp thời cho người dân và doanh nghiệp.

- Quỹ phòng chống dịch Covid-19 của Bình Thuận được phân bổ và sử dụng ra sao, thưa ông?

Hưởng ứng kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch nước và Thủ tướng, tỉnh phát động đợt ủng hộ quỹ phòng chống dịch trên địa bàn và nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của doanh nghiệp, doanh nhân, người dân. Đến nay, tài khoản tiếp nhận ủng hộ đã nhận được 44 tỷ trên tổng số cam kết là 48 tỷ. Ngoài ra, còn có một khoản 10 tỷ của doanh nghiệp đã chuyển ra Trung ương để mua vaccine và một ngân hàng cam kết hỗ trợ cho Bình Thuận 100.000 liều vaccine, cùng nhiều hỗ trợ khác về hiện vật.

Nguồn quỹ thu nhận được tỉnh tập trung chủ yếu cho việc ưu tiên mua vaccine, máy thở, trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất cho các khu cách ly; thứ hai là hỗ trợ người dân trong khu vực phong tỏa, cách ly, giãn cách, điều trị bệnh nhân nặng, động viên lực lượng tuyến đầu chống dịch…

Tiếp đó, quỹ được phân bổ theo tỷ lệ hợp lý về lại cho các huyện, thị xã, thành phố để chi cho công tác phòng chống dịch. Cuối cùng, quỹ dùng hỗ trợ các hộ nghèo, đối tượng thuộc bảo trợ xã hội, lao động bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19… Đối với 4.363 hộ nghèo và đối tượng xã hội, trước mắt tỉnh hỗ trợ ngay 1 triệu đồng và giải ngân đầu tháng 7 này.

- Bình Thuận có kế hoạch tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người dân thế nào, thưa ông?

- Ngay sau khi có chủ trương của Chính phủ, Bình Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022; với nguồn vaccine được phân bổ, tỉnh đã triển khai tiêm trên 30.000 liều, đảm bảo an toàn.

Lãnh đạo tỉnh đã giao cho ngành y tế xây dựng phương án, chuẩn bị con người, phương tiện sẵn sàng tiêm vaccine diện rộng khi được bổ sung thêm nguồn vaccine từ Bộ Y tế, để đảm bảo hoàn thành mức miễn dịch cộng đồng và an toàn của quá trình tiêm vaccine.

Tăng cường kỷ cương, khơi thông các nguồn lực

- Nghị quyết 63 của Chính phủ vừa ban hành có nhấn mạnh mục tiêu vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, cải cách hành chính, chuyển đổi số... Bình Thuận thực hiện các nhiệm vụ này như thế nào?

- Bình Thuận luôn nhất quán quan điểm và quyết tâm thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” theo chỉ đạo của Chính phủ là vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, bảo đảm sức khỏe cho nhân dân. Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 63 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp ở đợt tái phát lần thứ 4 là rất kịp thời.

Về giải ngân vốn đầu tư công, đến hết tháng 6, tỉnh giải ngân được 815,954 tỷ đồng, đạt 37,4%. Để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có kết luận là phải thực hiện quyết liệt, với phương châm “làm đến đâu, xong đến đó”, dự án nào chậm giải ngân theo kế hoạch thì chuyển vốn cho dự án khác.

Hiện nay, HĐND tỉnh đã 2 lần thông qua danh mục các dự án đầu tư công (vốn Trung ương và địa phương); kỳ họp sắp tới, HĐND tiếp tục thông qua một số dự án nữa... Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực đầu tư, đầu tư công, đất đai, xây dựng để sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và thúc đẩy, thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách.

Cùng với đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công, tỉnh quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện để các dự án ngoài ngân sách triển khai đầu tư. Hàng tháng, lãnh đạo tỉnh làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. 6 tháng đầu năm 2021, tỉnh đã huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 15.085 tỷ đồng, tăng 11,82% so với cùng kỳ năm 2020.

Về lĩnh vực “chuyển đổi số”, Tỉnh ủy sẽ ban hành một nghị quyết chuyên đề về phát triển hạ tầng số và chuyển đổi số. Đây là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể phát triển 3 trụ cột kinh tế gắn với ứng dụng công nghệ cao, xây dựng chuỗi giá trị là công nghiệp, du lịch, nông nghiệp… Trong hành chính công, tỉnh đã triển khai 456 dịch vụ trực tuyến mức độ 3 và 4.

- Bình Thuận có chiến lược gì để thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế cho giai đoạn hậu Covid-19, thưa ông?

- 6 tháng đầu năm, kết quả phát triển kinh tế của tỉnh khá khả quan, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,53%, thu ngân sách vượt kế hoạch, tăng 33,25% so với cùng kỳ; công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp đều tăng khá… Đây là tiền đề để tỉnh phấn đấu đạt mục tiêu, kế hoạch của cả năm 2022.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nguồn thu du lịch hè 2021 chắc chắn sẽ sụt giảm sâu, tiếp tục năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng âm. “Kiềng 3 chân” của kinh tế Bình Thuận là công nghiệp, du lịch và nông nghiệp giờ chỉ còn “2 chân” là công nghiệp và nông nghiệp. Do vậy, cần phải phát huy lợi thế, phải quyết tâm cao, sớm khống chế dịch để ổn định, phát triển.

Trước tiên, tỉnh sẽ triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và rà soát các cơ chế, chính sách, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. Quá trình này, tỉnh sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu và cán bộ, công chức trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, quyết tâm cải thiện các chỉ số PCI, Par Index, PAPI, SIPAS, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để khơi thông các nguồn lực cho phát triển.

Tỉnh sẽ phải hoàn thành công tác lập quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 cấp tỉnh và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cấp huyện. Tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 51 của Chính phủ về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, tháo gỡ “điểm nghẽn” trong chồng lấn quy hoạch sa khoáng titan để triển khai các dự án ngoài ngân sách, nhất là các dự án tổ hợp du lịch - thương mại - dịch vụ, thúc đẩy phát triển du lịch khi dịch bệnh được khống chế.

Với những điều kiện thuận lợi mới, nhất là khi triển khai đường cao tốc Bắc - Nam phía đông, cảng hàng không Phan Thiết, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng... tỉnh sẽ tăng cường công tác xúc tiến đầu tư thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách, chuẩn bị tốt các điều kiện để đón nhận luồng vốn đầu tư sau đại dịch Covid-19. Đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư khu công nghiệp Tân Đức, khu công nghiệp Sơn Mỹ 1, Sơn Mỹ 2; đề xuất triển khai các dự án năng lượng tái tạo, hệ thống lưới điện, truyền tải điện để giải phóng công suất các nhà máy điện.

Cùng với công nghiệp, tỉnh tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mục tiêu là gia tăng hàm lượng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững, có khả năng cạnh tranh, đem lại tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp từ 2,8 đến 3,3%/ năm.

Đối với ngành du lịch, tỉnh sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP vừa ban hành và cùng với các doanh nghiệp du lịch thực hiện từng bước kế hoạch kích cầu du lịch với chủ đề “Bình Thuận điểm đến an toàn - thân thiện - hấp dẫn” theo từng giai đoạn.

Ngoài lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, công nhân trong các khu, cụm công nghiệp, những người làm thương mại thường xuyên tiếp xúc với nhiều người, lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch cũng được ưu tiên tiêm vaccine. Chương trình “hộ chiếu vaccine” sẽ được thực hiện theo chủ trương chung. Giai đoạn này, tỉnh sẽ thực hiện chiến dịch truyền thông về du lịch Bình Thuận “An toàn - Thân thiện - Hấp dẫn”.

Với quyết tâm cao, chúng tôi tin tỉnh Bình Thuận sẽ vượt qua khó khăn, ngăn chặn được dịch Covid-19, đạt được những kết quả tốt về phát triển kinh tế - xã hội trong năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

- Xin cảm ơn ông!

Phan Công và An Bình (Nguồn Zingnews)


Các tin khác